Thuốc Flavital 500 - Dược phẩm Hà Tây
Chính sách khuyến mãi
Sản phẩm chính hãng
Chuyển phát toàn quốc: 25.000đ/đơn (dưới 2kg). Đơn thuê ship ngoài khách tự thanh toán phí ship.
Cam kết hàng chính hãng
Thông tin dược phẩm
Video
Các dạng quy cách đóng gói: Hộp 5 vỉ x 10 viên (lưu ý: các dạng đóng gói khác nhau sẽ có mức giá khác nhau)
Thuốc Flavital 500 được sản xuất từ các hoạt chất Cao khô hỗn hợp các dược liệu (tương ứng Thỏ ty tử 25 mg, Hà thủ ô đỏ 25 mg, Dây đau xương 25 mg, Đỗ trọng 25 mg, Cúc bất tử 50 mg, Cốt toái bổ 25 mg, Nấm sò khô 500 mg): 550 mg, với hàm lượng tương ứng
Mô tả Dây đau xương (Thân) hoạt chất của Thuốc Flavital 500
Tên gọi, danh pháp
Tên Việt Nam: Dây đau xương.
Tên khác: Khoan cân đằng, Tục cốt đằng, Khau năng cấp, Chan mau nhây.
Tên khoa học: Tinospora sinensis Merr., họ Tiết dê (Menispermaceae).
Đặc điểm tự nhiên
Dây đau xương là một loại dây leo bằng thân quấn, dài 8 – 10m. Thân hình trụ, màu xám, có nốt sần và có lông. Lá mọc so le, hình tim, đầu tù hay nhọn, dài 10 – 12cm, rộng 8 – 10cm, lá có 5 gân rõ, hình chân vịt, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông tơ, màu trắng nhạt.
Hoa mọc ở kẽ lá thành chùm đơn độc hoặc nhiều chùm tụ lại, có lông tơ màu trắng nhạt, hoa màu vàng lục, đài 2 vòng, tràng có 6 cánh đối diện với lá đài trong, có lông tuyến ở gốc, nhị 6, bao phấn hình vuông.
Quả hạch hình bầu dục hoặc hình tròn, khi chín màu đỏ, chứa dịch nhầy bao quanh 1 hạt hình bán cầu. Mùa hoa quả: Tháng 3 – 4.
Phân bố, thu hái, chế biến
Phân bố
Dây đau xương phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới châu Á (Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Campuchia, Lào, Việt Nam, nam Trung Quốc), châu Phi và Úc. Ở Việt Nam, Dây đau xương mọc hoang ở khắp các vùng đồng bằng, trung du và vùng núi thấp với độ cao dưới 800m.
Thu hái và chế biến
Thân Dây đau xương được thu hái quanh năm. Đối với thân già, cắt thành từng đoạn dài 20 – 30cm, rồi phơi hay sấy khô, có thể dùng sống hay tẩm rượu sao.
Bộ phận sử dụng
Bộ phận dùng của Dây đau xương là thân.
Mô tả Đỗ trọng (Vỏ thân) hoạt chất của Thuốc Flavital 500
Tên gọi, danh pháp
Tên tiếng Việt: Đỗ trọng, Dang ping (Tày).
Tên khác: Tư trọng; Tư tiên; Mộc miên; Miên; Miên hoa; Ngọc ti bì; Loạn ngân ty; Quỷ tiên mộc; Hậu đỗ trọng; Diêm thủy sao; Đỗ trọng; Xuyên Đỗ trọng; Miên đỗ trọng.
Tên khoa học: Eucommia ulmoides Oliv.
Họ: Eucommiaceae (Đỗ trọng).
Đặc điểm tự nhiên
Đỗ trọng là một cây to, có thể cao lên tới 10 - 20m và quanh năm xanh tươi.
Liên Xô cũ đã lai tạo cây này thành cây nhỏ cao 3 - 5m để tiện cho việc thu hoạch, lá mọc so le, hình trứng rộng, đầu lá nhọn, gốc lá tròn, mép lá có răng cưa, khi đứt lá làm 2 - 3 mảnh sẽ thấy những sợi nhựa trắng như tơ giữa các mảnh lá đo, phiến lá rộng 3,5 - 6,5cm, dài 13cm. Cuống lá Đỗ trọng ngắn 1 - 1,5cm. Hoa đơn tính, hoa đực hoa cái khác gốc, không có bao hoa. Quả hình thoi dài 3cm, rộng 1cm dẹt, đầu quả xẻ làm 2 thành hình chữ V.
Phân bố, thu hái, chế biến
Cây Đỗ trọng hiện chưa thấy mọc hoang ở Việt Nam. Năm 1958 đưa giống của Trung Quốc về trồng nhưng chưa thành công. Năm 1965 trồng thử Đỗ trọng bằng hạt ngay tại Hà Nội, cây mọc và phát triển rất tốt, đến tháng 9/1969 cây vẫn sống.
Cây mọc được cả ở những nơi lạnh như Sapa (Lào Cai). Gần đây ở Việt Nam đã trồng nhiều hơn, tuy nhiên số lượng chưa đủ cung cấp theo nhu cầu sử dụng nên hiện nay vị Đỗ trọng chính thức vẫn phải nhập khẩu. Trên thị trường có bán nam Đỗ trọng là vỏ của những cây khác, nên chú ý để tránh nhầm lẫn (xem chú thích ở dưới).
Đỗ trọng được trồng ở Trung Quốc (Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, Tứ Xuyên,..v.v) và ở Liên Xô cũ (miền Nam)
Vào mùa hạ, bóc vỏ ở những cây có đường kính to, ép cho phẳng, xếp thành đống, chờ 6 - 7 ngày cho đổ mồ hôi, mặt trong có màu đen nâu rồi đem phơi khô. Vỏ mỏng, mặt ngoài màu xám, mặt trong đen nâu nhạt, khi bẻ có các sợi trắng như tơ giống như mành mành.
Bộ phận sử dụng
Bộ phận sử dụng được của Đỗ trọng là vỏ thân.
Mô tả Thỏ ty tử hoạt chất của Thuốc Flavital 500
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Thỏ ty tử.
Tên khác: Hạt cây tơ hồng, dây tơ hồng, tơ hồng vàng, tơ vàng, đậu ký sinh, miễn tử.
Tên khoa học: Thỏ ty tử Semem Cuscutae sinensis là hạt sấy hay phơi khô của cây tơ hồng (Cuscuta sinensisLamk., cuscuta hygrophilae Pears., Cuscuta hyalina Wight.). Thuộc họ Bìm bìm Convolvulaceae.
Thỏ ty tửĐặc điểm tự nhiên
Thỏ ty tử là hạt của dây tơ hồng, một loài cây mọc leo, ký sinh, cuốn trên các cây khác, thân thành sợi màu đỏ nâu nhạt hay màu vàng, không có lá.
Lá biến thành vảy, cây có rễ mút, để hút thức ăn từ cây chủ. Ở miền Bắc nước ta, dây tơ hồng mọc bám trên cây cúc tần (Pluchea indica Less., thuộc họ Cúc). Hoa hình cầu, 5 cánh hợp màu trắng nhạt, gần như không cuống, 5 nhị vàng. Hoa mọc tụ thành khoảng 10 đến 20 hoa một cụm. Mùa hoa: Tháng 10 - 12.
Quả hình cầu, chiều ngang rộng hơn chiều cao, rộng khoảng 3mm, nứt từ dưới lên, chứa 2 - 4 hạt, hình trứng, đỉnh dẹt, độ dài khoảng 2mm.
Dây tơ hồng mọc ở khắp nơi trên nước ta, nhưng người dân ít khi dùng hạt, người ta hái cả dây sắc uống làm thuốc bổ, chữa di tinh, mộng tinh hoặc lở sài ở trẻ em. Còn hạt tơ hồng (thỏ ty tử) thì vẫn còn nhập từ nước ngoài).
Dây tơ hồng trong tự nhiênPhân bố, thu hái, chế biến
Phân bố
Chi Cuscuta L. có 3 loài ở Việt Nam đều có dạng sống là dây leo, ký sinh trên nhiều loại cây. Loài tơ hồng phân bố khá rộng rãi từ vùng Đông Á đến Đông Nam Á, gồm các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Lào, Thái Lan, Việt Nam, Campuchia.
Tơ hồng vàng là cây ưa sáng, thường sống ký sinh trên các loại cây bụi như cúc tần, chè hàng rào, găng và nhiều loại cây bụi và gỗ khác như nhãn, ổi, vải,… Hệ thân leo của tơ hồng phát triển nhanh, thường trùm lên tán các cây chủ, làm cho các cây này không ra hoa quả được và dần dần có thể chết.
Tơ hồng ra hoa quả nhiều, tái sinh tự nhiên chủ yếu bằng hạt, song cũng có khả năng tái sinh vô tính khoẻ. Chỉ với một đoạn thân leo còn lại trên cây chủ là có thể tái sinh nhanh chóng tạo thành một mạng lưới tơ hồng phát triển. Tơ hồng rất khó trừ diệt, nó là hiểm hoạ đối với một số cây trồng lấy quả.
Thu hái và chế biến
Thu hái vào mùa thu, khi quả chín, hạt già, cắt cả dây về phơi khô, đập rụng hạt, thu nhặt lấy hạt sàng loại bỏ tạp chất.
Sau đây là một số cách chế biến thỏ ty tử để làm vị thuốc trong Y học cổ truyền:
Thỏ ty tử sao vàng: Đem thỏ ty tử sao với nhiệt độ tăng dần tới khi hạt có màu vàng hơi bị nứt.
Thỏ ty tử trích rượu: Đem 2kg rượu trộn đều vào 10kg thỏ ty tử, ủ 30 phút đến 1 giờ cho hút hết rượu, sao tới khô vàng. Có thể tẩm rượu, ủ 12 giờ, đem ra phơi, giã giập, lại tẩm rượu, ủ, phơi, cũng có thể tẩm, ủ 4 - 5 ngày với rượu, sau đồ chín. Phơi khô.
Thỏ ty tử muối: Trước hết đem 0.15kg muối hoà tan lượng vừa đủ 1.5 lít, trộn nước muối với 10kg thỏ ty tử, ủ 30 phút, sao tới vàng. Cũng có thể sau khi ủ mềm với nước muối đem chưng chín. Phơi khô.
Thỏ ty tử làm thành bánh: Đem 10kg thỏ ty tử chưng chín hoặc chưng cho trương nở. Lấy ra giã nát, thêm 1.5kg bột mỳ làm thành bánh. Phơi khô. Có thể trước khi chưng thì ủ với rượu 1 đêm theo tỷ lệ 10kg thỏ ty tử, rượu 1.5kg. Chưng 12 giờ, cứ cách 2 giờ lại vẩy một lần nước. Chưng tới chín, hạt nở ra, lấy ra giã nát, thêm bột mỳ với lượng như trên (1.5kg). Làm thành bánh, có thể cắt thành các khúc nhỏ.
Thỏ ty tử nấu chín: Lấy thỏ ty tử, thêm nước vừa đủ ngâm 24 giờ. Lấy ngay nước ngâm này, có thể thêm một ít nước nữa, đun nhỏ lửa khoảng 30 phút đến 1 giờ cho hạt nở nứt ra hoặc sờ thấy dính tay. Vớt ra giã nát, thêm bột mỳ vào, làm thành bánh. Có thể cắt nhỏ thành khúc. Phơi khô.
Thỏ ty tử nấu với rượu: Trước hết đem 10kg thỏ ty tử tẩm với 1.5kg rượu, ủ 12 giờ, thêm nước vừa đủ nấu 1 giờ tới khi sờ thấy dính tay. Lấy ra giã nát, thêm bột mỳ làm thành bánh.
Bộ phận sử dụng
Thỏ ty tử là hạt đã được phơi hay sấy khô của dây tơ hồng.
Thỏ ty tử là hạt đã được phơi hay sấy khô của dây tơ hồngThông tin các hoạt chất còn lại trong Thuốc Flavital 500 đang được ThuocViet cập nhật
Lịch sử đăng ký với cục quản lý dược của Thuốc Flavital 500:
- SĐK: VD-24184-16- Quy cách đóng gói: Hộp 5 vỉ x 10 viên - ngày đăng ký: 04/04/2016
- SĐK: VD-8643-09 - Quy cách đóng gói: Hộp 5 vỉ x 10 viên nang - ngày đăng ký: 2015-04-09 08:37:19
Sản phẩm liên quan
Sản phẩm cùng hãng
Bình luận
Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này