Thuốc FENGSHI-OPC Viên phong thấp
Chính sách khuyến mãi
Sản phẩm chính hãng
Chuyển phát toàn quốc: 25.000đ/đơn (dưới 2kg). Đơn thuê ship ngoài khách tự thanh toán phí ship.
Cam kết hàng chính hãng
Thông tin dược phẩm
Video
Các dạng quy cách đóng gói: Hộp vỉ 5 vỉ x 10 viên nang cứng (lưu ý: các dạng đóng gói khác nhau sẽ có mức giá khác nhau)
Thuốc FENGSHI-OPC Viên phong thấp được sản xuất từ các hoạt chất Bột mịn mã tiền chế,Cao Hy thiêm 88mg,Cao Ngũ gia bì chân chim 18mg,Cao Tam thất 10mg với hàm lượng tương ứng tương đương 0,7mg Strychnin, Hy thiêm 852mg, Ngũ gia bì chân chim232mg, tam thất 50mg
Mô tả Hy thiêm hoạt chất của Thuốc FENGSHI-OPC Viên phong thấp
Tên gọi, danh pháp
Tên tiếng Việt: Hy thiêm.
Tên khác: Cỏ đĩ; Cứt lợn; Hy kiểm thảo; Hy tiên; Niêm hồ thái; Chư cao; Hổ cao; Chó đẻ; Nụ áo rìa.
Tên khoa học: Sigesbeckia orientalis, họ Asteraceae (Cúc).
Đặc điểm tự nhiên
Hy thiêm dạng cây thân thảo sống hàng năm, thân cây cao khoảng tầm 30 đến 40cm, có khi tươi tốt có thể cao lên đến 1m, cây có nhiều cành và lông.
Lá Hy thiêm có hình 3 cạnh hoặc dạng thuôn dài hình quả trám, la mọc đối, cuống lá ngắn, phần cuống lá nhỏ lại, có răng cưa, mặt dưới của lá có lông; lá dài khoảng từ 4 đến 10cm, rộng khoảng từ 3 đến 6cm. Hoa Hy thiêm có màu vàng, cụm hoa hình đầu, cuống hoa có lông, hoa Hy thiêm có 2 loại lá bắc. Quả Hy thiêm là quả bế màu đen, hình quả trứng, cạnh cài khoảng 3mm, rộng khoảng 1mm.
Phân bố, thu hái, chế biến
Hy thiêm tìm thấy mọc hoang ở khắp tất cả các tỉnh thành tại Việt Nam. Ngoài ra, còn tìm thấy ở trung Quốc, Nhật Bản, Philipin, Châu Úc và nhiều quốc gia khác.
Hy thiêm ra hoa và khoảng mùa hạ tháng 4 - 5 đến mùa thu tháng 8 - 9, mùa ra quả khoảng giữa trong các tháng 6 - 10. Hy thiêm được thu hoạch vào các tháng 4 - 5 hay tùy từng vùng khác nhau, tuy nhiên Hy thiêm được thu hái vào lúc cây chưa ra hoa, đem về phơi khô trong mát hay ngoài nắng, bó thành từng bó nhỏ để bảo quản và sử dụng.
Bộ phận sử dụng
Bộ phận sử dụng được của Hy thiêm là toàn cây trên mặt đất, vị thuốc Hy thiêm được thu hoạch vào lúc cây sắp ra hoa, chọn cây nhiều lá, cắt lấy phần từ ngọn trở xuống, dài 30 – 50cm, đem phơi hoặc sấy khô.
Mô tả Mã tiền (Hạt) hoạt chất của Thuốc FENGSHI-OPC Viên phong thấp
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Mã tiền (Hạt).
Tên khác: Phan mộc miết; Mắc sèn sứ; Củ chi…
Tên khoa học: Strychnos pierriana A.W.Hill. hoặc Strychonos nux vomina L.
Đặc điểm tự nhiên
Hiện nay, ở Việt Nam có hai loại mã tiền:
-
Cây mã tiền là một cây có chiều cao trung bình, mọc thẳng vỏ có màu xám, đối với cây non mới mọc có nhiều gai. Lá mọc đối, có lá kèm, phiến lá có hình bầu dục, cuồng ngắn, hai đầu hơn nhọn, gân lá có hình lông chim. Hoa có màu hồng, nhỏ, hợp thành xim hình tán đều, lưỡng tính, tràng và đài hoa có 5 cánh, đài hình phễu với 5 răng hình ba cạnh.
-
Hạt hình đĩa dẹt, hơi dày lên ở mép; các hạt có kích thước và hình dạng không đồng đều, có hạt hơi méo mó, cong không đều, đường kính hạt từ 1,2cm đến 2,5cm, dày 0,4cm đến 0,6cm, màu xám nhạt đến vàng nhạt. Mặt hạt phủ một lớp lông tơ bóng mượt mọc ngả theo chiều từ tâm hạt tỏa ra xung quanh. Rốn hạt là một lỗ chồi nhỏ ở giữa một mặt hạt. Sống noãn hơi lồi chạy từ rốn hạt đến lỗ noãn (là một điểm nhỏ cao lên ở trên mép hạt). Hạt có nội nhũ sừng màu vàng nhạt hay hơi xám, rất cứng. Cây mầm nhỏ nằm trong khoảng giữa nội nhũ phía lỗ noãn. Hạt không mùi, vị rất đắng.
-
Còn có một số loại mã tiền đang được trồng ở miền Bắc nước ta chủ yếu là dây leo, chưa xác định rõ được tên khoa học. Các loại mã tiền này có đường kính thân từ 10 - 15cm, chiều dài thân khoảng 30 - 40m.
Phân bố, thu hái, chế biến
Hiện nay, mã tiền (hạt) mới xuất hiện tại miền Nam nước ta, chiết hạt mã tiền để lấy strychnin. Ở Việt Nam, mã tiền có nhiều nhất ở Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Tây Ninh, Kiên Giang, Gia Lai, Đắk Lắk.
Mã tiền sinh sống và phát triển tốt ở môi trường nhiệt đới, nhiệt độ khoảng 24 - 26 độ C.
Một số cách chế biến mã tiền phổ biến được dùng ở nước ta:
-
Dùng nước vo gạo để ngâm hạt một ngày đêm cho tới khi hạt mềm, bóc vỏ rồi thái mỏng, sấy khô sau đó tán nhỏ.
-
Dùng dầu vừng đun sôi với hạt mã tiền cho tới khi hạt mã tiền nổi lên trên thì lấy ra ngay (nếu để quá lâu, hạt sẽ bị cháy và mất công dụng). Hạt đã mềm nên dễ dàng thái nhỏ đem phơi khô được sử dụng làm thuốc.
-
Dùng nước thường hay nước vo gạo ngâm hạt mã tiền cho tới mềm. Sau khi hạt đã mềm, bóc hết vỏ, tách riêng từng phần lông, vỏ và nhân, không để chung. Sao từng phần vỏ, lông và nhân sau đó tán nhỏ từng thành phần riêng. Dùng cách này để chữa bệnh chó dại.
-
Thu hoạch hạt mã tiền vào mùa đông, hái những quả già, tách ra lấy hạt, loại bỏ cơm quả, hạt lép, non, phơi nắng hay sấy ở nhiệt độ 50°C đến 60°C cho đến khô.
Bộ phận sử dụng
Bộ phận dùng được là hạt, thu hái từ quả chín, phơi hoặc sấy khô dùng chiết xuất strychnin.
Mô tả Tam thất hoạt chất của Thuốc FENGSHI-OPC Viên phong thấp
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Tam thất
Tên khác: Sâm tam thất; Kim bất hoán; Điền thất nhân sâm.
Tên khoa học: Panax notoginseng (Burk F.H. Chen).
Đặc điểm tự nhiên
Tam thất là loại cây thân thảo sống lâu năm, có chiều cao trung bình khoảng 40cm. Bề ngoài thân có màu be vàng hoặc màu nâu. Các vân nhỏ đứt nét chạy dọc thân, chỗ thân có ít vân thì hơi có ánh quang. Lá kép hình chân vịt, thường mọc thành vòng, cuống lá dài hoặc có thể dài hơn chiều dài của lá, mỗi lá có từ 3 – 7 lá chét, có răng cưa nhỏ ở mép lá, trên gân chính có một số gân cứng thành gai.
Phiến lá hình mác, diện tích rộng, mọc vòng xung quanh thân. Đầu lá nhọn, góc tù, mép có răng cưa nhỏ đều nhau. Hoa tự hình tán, màu xanh nhạt, mọc thành chùm đầu cành về sau chuyển dần sang màu đỏ, có hình xoắn môi. Quả mọng, hình thận, mọc ở ngọn cây, khi chín có màu đỏ tươi, bên trong có 2 hạt hình cầu. Củ có hình dạng không thống nhất, thường có hình trụ hoặc hình chùy ngược, vỏ ngoài có màu vàng xám nhạt và có mùi thơm nhẹ đặc trưng.
Phân bố, thu hái, chế biến
Phân bố
Tam thất phát triển tốt ở những vùng núi cao, nơi có khí hậu mát mẻ, nhiều bóng râm. Những nơi này Tam thất mới chất lượng nhất. Ở Việt Nam, cây tam thất phân bố chủ yếu ở dãy núi Hoàng Liên Sơn vùng Tây Bắc cao hơn 180km (Ba Xát, Mường Khương) và một số tỉnh trung du miền núi phía Bắc như: Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn,…Đặc biệt Tam thất vùng Hà Giang có chất lượng tốt nhất do địa hình ở đây phần lớn là núi đá. Ngoài ra, một số nước trên thế giới như Trung Quốc cây Tam thất được phân bố tại một vài tỉnh như: Vân Nam, Giang Tây, Tứ Xuyên,…
Thu hái
Tam thất được thu hái vào cuối hạ, đầu thu, thời điểm thích hợp nhất là trước khi cây hoa nở hoặc sau khi hạt đã chín. Đào lấy rễ củ, loại bỏ đất cát, cắt bỏ thân và rễ nhỏ.
Chế biến
Củ Tam thất:
Đem củ Tam thất rửa sạch sau đó phơi khô một nửa, đem vò xát nhiều lần và phơi khô hoàn toàn.
-
Củ được thu hoạch vào mùa hạ, thu có chất lượng tốt, thân chắc đầy, được gọi là Xuân thất.
-
Củ được thu hoạch vào mùa đông chất lượng kém hơn, củ nhỏ, bề mặt teo, nhăn, được gọi là Đông thất.
-
Rễ nhánh nhỏ được cắt ra gọi là Tiễn khẩu tam thất. Rễ thô cắt ra được gọi là Cân điều. Loại rễ nhỏ nhất được gọi là Nhung căn.
-
Huyết sâm trồng nhân tạo ở đồng ruộng được gọi là Điền thất.
Nụ hoa tam thất:
Đem nụ hoa tam thất rửa sạch, sấy khô.
Bộ phận sử dụng
Các bộ phận của cây tam thất đều được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh.
Rễ củ của cây (thường được gọi là củ) được thu hái làm dược liệu. Thường chỉ thu hoạch ở những cây từ 5 năm tuổi trở lên.
Nụ tam thất chưa nở hoa: Nụ Tam thất càng nhỏ, chưa nở bông hàm lượng hoạt chất càng cao.
Thông tin các hoạt chất còn lại trong Thuốc FENGSHI-OPC Viên phong thấp đang được ThuocViet cập nhật
Sản phẩm liên quan
Sản phẩm cùng hãng
Bình luận
Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này