Thuốc dùng ngoài B/P - Bảo Phương
Chính sách khuyến mãi
Sản phẩm chính hãng
Chuyển phát toàn quốc: 25.000đ/đơn (dưới 2kg). Đơn thuê ship ngoài khách tự thanh toán phí ship.
Cam kết hàng chính hãng
Thông tin dược phẩm
Video
Các dạng quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ 8ml (lưu ý: các dạng đóng gói khác nhau sẽ có mức giá khác nhau)
Thuốc dùng ngoài B/P được sản xuất từ các hoạt chất Mỗi lọ 8 ml chứa cao chiết các dược liệu: Khương hoàng 2,3g, Ngải cứu 2,2g, Hoàng bá 1,0g với hàm lượng tương ứng
Mô tả Hoàng bá (Vỏ thân) hoạt chất của Thuốc dùng ngoài B/P
Tên gọi, danh pháp
Tên tiếng Việt: Hoàng bá (Vỏ thân)
Tên khác: Hoàng nghiệt; quan hoàng bá
Tên khoa học: Phellodendron amurense Rupr.
Đặc điểm tự nhiên
Hoàng bá là một loại cây cao to, có thể cao từ 2m đến 25m, đường kính thân có thể đạt tới 70cm. Vỏ thân khá dày phân chia thành 2 tầng rõ rệt. Tầng ngoài có màu xám, tầng trong thì có màu vàng. Lá kép mọc đối, gồm 5 đến 13 lá chét nhỏ hình trứng dài, ép nguyên. Hoa hoàng bá có màu tím đen, bên trong chứa 2 đến 5 hạt. Mùa ra hoa là vào mùa hạ.
Phân bố, thu hái, chế biến
Vị hoàng bá hiện đang phải nhập khẩu về. Ở Trung Quốc, hoàng bá mọc ở nhiều nơi như: Hắc Long Giang, Hà Bắc, Tứ Xuyên, Vân Nam, Quý Châu. Ở Nga, hoàng bá mọc khá nhiều tại vùng Siberia.
Những năm gần đây, nước ta đã xin được hạt hoàng bá và bắt đầu trồng ở mô hình thí nghiệm. Qua sơ bộ thấy cây mọc khỏe, tươi tốt tuy nhiên vẫn chưa đưa ra trồng ở quy mô lớn.
Vỏ thân hoàn bá thường thu hoạch vào mùa hạ. Người dân cạo sạch lớp vỏ ngoài, chỉ để lại lớp trong dày khoảng 1cm, sau đó đem cắt thành từng miếng nhỏ dài khoảng 9cm, rộng khoảng 6cm rồi phơi khô. Loại dược liệu tốt sẽ có màu vàng tươi rất đẹp, vị đắng.
Bộ phận sử dụng
Bộ phận sử dụng của Hoàng bá là vỏ thân.
Mô tả Ngải cứu hoạt chất của Thuốc dùng ngoài B/P
Tên gọi, danh pháp
Ngải cứu có tên khoa học là Artemisia vulgaris L., thuộc họ Asteraceae (Cúc), Ngải cứu có nhiều tên gọi khác như Cây thuốc cứu, Ngải diệp, Quả sú (Hmông ), Nhả ngải (Tày), Ngỏi (Dao).
Đặc điểm tự nhiên
Ngải cứu là cây thân thảo, sống nhiều năm, chiều cao trung bình từ 40 - 100 cm. Cây có nhiều cành, mọc sum sê, trên thân có rãnh và lông nhỏ.
Lá cây Ngải cứu chẻ hình lông chim, mọc so le và phiến lá dính vào thân như có bẹ.
Hai mặt lá có màu khác nhau, mặt trên có màu xanh đậm, mặt dưới màu trắng có lông.
Hoa mọc ở đầu các cành và ngọn thân tạo thành chùm kép, có màu vàng lục nhạt, tổng bao gồm những lá bắc nguyên giống như những vảy có lông; đầu mọc chúc xuống cùng phía, hình trứng cụt, mang hoa cái hoặc hoa lưỡng tính trên cùng 1 cụm hoặc những cụm khác nhau; thường hoa cái chiếm nhiều hơn; hoa không có mào lông, tràng hoa cái có ống mảnh, cụt hoặc có hai răng ở đầu, tràng hoa lưỡng tính hình phễu, có 5 thùy uốn cong ra phía ngoài; nhị 5.
Quả Ngải cứu là quả bế không có túm lông.
Phân bố, thu hái, chế biến
Ở Châu Âu, châu Á và Việt Nam, Ngải cứu mọc hoang ở nhiều nơi, nhiều vùng ở nước ta người dân có trồng Ngải cứu nhưng thường ở quy mô nhỏ.
Thu hoạch ngải cứu thường vào tháng 6 hàng năm, bộ phận thu hái là lá và cành, sau khi hái về, rửa sạch lá, thái nhỏ và phơi trong bóng râm cho khô.
Bộ phận sử dụng
Bộ phận sử dụng được của Ngải cứu là toàn cây trên mặt đất.
Thông tin các hoạt chất còn lại trong Thuốc dùng ngoài B/P đang được ThuocViet cập nhật
Sản phẩm liên quan
Sản phẩm cùng hãng
Bình luận
Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này