Thuốc Đái dầm PV - Phúc Vinh

Liên hệ

Chính sách khuyến mãi

Sản phẩm chính hãng

Chuyển phát toàn quốc: 25.000đ/đơn (dưới 2kg). Đơn thuê ship ngoài khách tự thanh toán phí ship.

Cam kết hàng chính hãng


author-avatar
Được viết bởi
Cập nhật mới nhất:

Thông tin dược phẩm

Nhà sản xuất:
Số đăng ký:
VD-31264-18
Thành phần:
Hàm lượng:
9g, 9g, 9g
Dạng bào chế:
Chai
Đóng gói:
Hộp 1 lọ 125 ml
Xuất xứ:
Việt Nam
Đơn vị đăng ký:
Cổ phẩn Dược Phúc Vinh

Video

Thuốc Đái dầm PV với số đăng ký hiện nay là VD-31264-18, chính là sản phẩm được kê khai trong nước bởi Cổ phẩn Dược Phúc Vinh, công ty đã cập nhật thông tin, nộp hồ sơ đăng ký xin cấp phép lưu hành và đã được tiếp nhận ngày 06/11/2018. Cao lỏng hỗn hợp dược liệu 62,5 ml tương đương với 27g dược liệu bao gồm: Hoài sơn 9g, ÍCh trí nhân 9g, Ô dược 9g - 9g, 9g, 9g thành phần của Chai Thuốc Đái dầm PV 9g, 9g, 9g đều đã được nghiên cứu, chứng minh là có tác dụng tốt trong việc điều trị/hỗ trợ điều trị bệnh khá tốt. Thuốc Đái dầm PV hiện đang có giá khoảng 137500 vnđ/Chai (giá theo giá thầu mà cục quản lý dược công bố), và mức giá này có thể sẽ thay đổi tùy vào từng thời điểm khác nhau. Sản phẩm được sản xuất ở nơi uy tín (Phúc Vinh Việt Nam), có nhà máy đạt tiêu chuẩn chất lượng đúng theo yêu cầu của Cục quản lý .

Các dạng quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ 125 ml (lưu ý: các dạng đóng gói khác nhau sẽ có mức giá khác nhau)

Thuốc Đái dầm PV được sản xuất từ các hoạt chất Cao lỏng hỗn hợp dược liệu 62,5 ml tương đương với 27g dược liệu bao gồm: Hoài sơn 9g, ÍCh trí nhân 9g, Ô dược 9g - 9g, 9g, 9g với hàm lượng tương ứng 9g, 9g, 9g

Mô tả Hoài Sơn hoạt chất của Thuốc Đái dầm PV

Tên gọi, danh pháp

Tên tiếng Việt: Hoài sơn.

Tên khác: Sơn dược; Khoai mài; Củ mài; Chính hoài.

Tên khoa học: Dioscorea persimilis, họ Dioscoreaceae (Củ Nâu).

Đặc điểm tự nhiên

Củ mài là cây dạng dây leo, thân củ; mỗi củ của củ mài có thể dài lên đến 1m, đường kính củ 2 - 10cm, xung quanh củ với rất nhiều rễ con. Thân leo góc cạnh nhẵn không có lông, những nách là có củ còn được gọi là “thiên hoài” hay “dái củ mài”. Lá củ mài dạng lá đơn, mọc so le hoặc mọc đối, lá hình trái tim đầu lá nhọn. Phiến lá dài từ 8 - 10cm, rộng khoảng 6 -8cm, cuống lá dài khoảng 1,5 - 3,5cm. Hoa củ mài đực cái mọc khác gốc, quả khô có ba cạnh. Hoa củ mài xuất hiện vào khoảng tháng 7 - 8, quả xuất hiện vào khoảng tháng 9 - 11.

Củ mài dạng thân leo, có thân củ

Phân bố, thu hái, chế biến

Củ mài được tìm thấy khắp những vùng núi nước ta, cây mọc hoang; vào những thời kỳ trước khi còn khó khăn người dân vẫn đi đào củ mài để sử dụng làm lương thực ăn chóng đói. Củ mài được tìm thấy nhiều nhất tại các tỉnh miền Bắc nước ta như: Hà Bắc, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình. Đến ngày nay, củ mài đã được trồng để chế hoài sơn - dược liệu trong các bài thuốc. Mùa thu hoạch củ mài chất lượng tốt nhất vào mùa thu đông và đầu xuân (khoảng từ tháng 10 - 11 đến tháng 3 - 4). Sau khi thu hoạch củ mài, muốn có vị thuốc hoài sơn phải chế biến theo các bước như sau:

Củ mài sau khi thu hoạch về, sơ chế rửa sạch đất, gọt sạch vỏ rồi cho vào lò sấy diêm sinh trong hai ngày hai đêm, sau khi sấy lấy ra phơi khô thu được hoài sơn. Nhưng nếu muốn xuất khẩu thì hình dáng phải đẹp hơn nên công đoạn chế biến phức tạp hơn.

Củ mài sau khi thu hoạch về trong vòng 3 ngày phải chế biến ngay vì để lâu sẽ bị hư. Chế biến củ mài trải qua 3 giai đoạn:

Sấy diêm sinh lần thứ nhất:

Củ mài thu hoạch về sơ chế, gọt vỏ sau đó đem đi diêm sing (110kg củ mài tương đương dùng 2kg diêm sinh). Sắp xếp củ mài trong lò sấy thành hình cũi lợn để tất cả các củ đều được tiếp xúc với hơi diêm sinh. Ủ một đêm sau khi sấy diêm sinh 2 ngày 2 đêm, sau đó phơi với nắng nhỏ hoặc sấy nhẹ cho khô. Tiếp tục đem ngâm nước 2 ngày 2 đêm rửa sạch, đem phơi nắng cho khô.

Sấy diêm sinh lần thứ hai:

Tiếp tục sấy diêm sinh lần thức 2, sắp xếp hoài sơn vào lò tương tự như sấy diêm sinh lần 1, tiếp tục sấy diêm sinh 1 ngày 1 đêm (100kg củ mài dùng 1kg diêm sinh), cho đến khi củ mài mềm như chuối, nếu thấy chưa mềm thì tiếp tục sấy diêm sinh lại. Sau khi sấy xong, tiếp tục ủ trong 1 đêm, sau đó đem sửa chữa lại cho đều đặn bằng cách đặt lên ván lăn, lăn đến khi hai đầu củ mài lõm vào. Sau khi sửa xong, tiếp tục đem phơi nắng nhỏ hoặc sấy nhẹ cho khô; sửa lại lần nữa cho thật đẹp rồi lăn cho nhẵn bóng. Cuối cùng phơi lại cho thật khô. Đánh cho bóng bằng giấy ráp bằng cánh nhúng nhanh vào nước rồi đánh bóng.

Sấy diêm sinh lần thứ ba:

Sấy diêm sinh lần thứ ba, cứ 100kg củ mài dùng 200g diêm sinh, trước khi tiến hành sấy diêm sinh cần phân loại củ mài thành nhiều hạng khác nhau. Thời gian sấy diêm sinh lần thứ 3 là 1 ngày 1 đêm.

Đối với hoài sơn hạng nhất: 0,5kg hoài sơn tương đương 4 khúc.

Đối với hoài sơn hạng hai: 0,5kg hoài sơn tương đương 6 khúc.

Đối với hoài sơn hạng ba: 0,5kg hoài sơn tương đương 8 khúc.

Đối với hoài sơn hạng bốn: 0,5kg hoài sơn tương đương 10 khúc.

Đối với hoài sơn hạng năm: 0,5kg hoài sơn tương đương 12 khúc.

Đối với hoài sơn hạng sáu: 0,5kg hoài sơn tương đương 14 khúc.

Củ mài sau khi chế biến dạng lát mỏng có tác dụng chữa bệnh hay còn gọi là hoài sơn

Bộ phận sử dụng

Bộ phận sử dụng được là rễ củ.

Mô tả Ích trí (Quả) hoạt chất của Thuốc Đái dầm PV

Tên gọi, danh pháp

Tên tiếng Việt: Riềng lá nhọn, Ích trí, Riềng thuốc, Ích trí nhân

Tên khoa học: Alpinia oxyphylla Miq

Họ: Zingiberaceae (Gừng)

Đặc điểm tự nhiên

Ích trí là cây thân thảo, sống nhiều năm, cao từ 1 đến 3m. Thân rễ mọc bò ngang. Thân khí sinh mảnh.

Lá hình mũi mác mọc so le, dài từ 17 đến 33 cm, rộng từ 3 đến 6 cm. Cụm hoa mọc thành chùm tận cùng; đài hoa hình trụ có lông, chia làm 3 răng; tràng hoa có ống dài khoảng 1 cm với ba cánh hình bầu dục, màu trắng với các đốm đỏ ở giữa.

Quả nang có hình trứng hoặc trứng thuôn, cũng có thể có hình cầu với nhiều nếp nhăn dọc, đầu hình mũi nhọn, có màu hồng hoặc đỏ khi chin. Hạt có cạnh màu nâu đen, đầu tù.

Toàn cây có mùi thơm đặc biệt.

Thời kỳ ra hoa: Tháng 3 – 5, đậu quả: Tháng 6 – 9.

Ích trí

Phân bố, thu hái, chế biến

Trên thế giới có khoảng 230 loài thuộc chi Alpinia Roxb., phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á, có thể có ở Australia và các đảo lớn ở Thái Bình Dương. Việt Nam có 27 loài thuộc chi này bao gồm cả một loài mới cho khoa học và 4 loài khác mới được bổ sung cho Việt Nam [Nguyễn Quốc Bình, 2005; “Danh lục các loài thực vật Việt Nam”, tập III].

Mọi thông tin sinh học khác cần nghiên cứu thêm. Loài có tên Ích trí không được đề cập cụ thể về nơi phân bố, chỉ nói chung chung có ở Nam Bộ? và trên thế giới là ở Trung Quốc( Quảng Đông, Quảng Tây).

Bộ phận sử dụng

Quả chín đã phơi khô.

Mô tả Ô dược (Rễ) hoạt chất của Thuốc Đái dầm PV

Tên gọi, danh pháp

Tên Tiếng Việt: Ô dược, Bàng kỳ; Thai ô dược; Thổ mộc hương; Kê cốt hương; Bàng tỵ; Thiên thai ô dược; Ô dược nam; Cây dầu đắng.

Tên khoa học: Lindera myrrha Merr thuộc Họ Long não – Lauraceae.

Tên đồng nghĩa: Laurus myrrha Lour., Litsea trinervia Pers., Tetrahthera trinervia Sprens., Daphnidium myrrha Nees.

Đặc điểm tự nhiên

Ô dược là một cây bụi nhỏ, cao từ 1,3 đến 1,4m. Cây có nhiều nhánh non dầy, lông hoe. Cành già gầy, không lông, màu đen nhạt. Rễ cây Ô dược mập, rắn chắc. Vỏ ngoài của rễ có màu nâu vàng hoặc màu nâu vàng nhạt, bên trong có màu trắng ngà, có vết của rễ tơ đã rụng, có vằn nứt ngang và nếp nhăn dọc.

Lá cây mọc so le, phần đầu chóp nhọn dài, hình xoan hoặc hình bầu dục, chiều dài từ 6 đến 7cm, chiều rộng từ 2 đến 2,5cm. Mặt trên lá nhẵn bóng, mặt dưới thì ngược lại, tuy nhiên lúc về già thì không có lông và cứng lại. Mặt dưới lá hơi mốc, hai gân phụ bắt đầu từ điểm cách cuống lá 2mm, dài ra chừng 2/3 lá đến chóp phiến, mặt trên lõm, mặt dưới lồi lên. Cuống lá dài từ 7 đến 15mm, gầy, lúc đầu có lông, sau nhẵn, mặt trên hõm thành rãnh.

Hoa có màu hồng nhạt, tán đơn ở nách lá, hợp thành tán nhỏ, đường kính từ 3 đến 4mm, bầu có lông. Quả mọng hình trứng khi chín có màu đỏ, chứa 1 hạt.

Toàn cây có mùi thơm, vị đắng. Mùa ra hoa từ tháng 2 đến tháng 3.

Mặt trên lá nhẵn bóng, mặt dưới thì ngược lại

Phân bố, thu hái, chế biến

Cây Ô dược mọc rải rác trong rừng thứ sinh, rừng phục hồi sau khai thác hay ở độ cao dưới 500m. Ở nước ta, cây thường mọc hoang ở các tỉnh miền Bắc và được trồng, phân bố nhiều ở các tỉnh như Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Thanh Hóa (miền Trung); Hòa Bình, Hà Tây (miền Bắc); Lâm Đồng, Cần Thơ (miền Nam).

Cách chế biến rễ Ô dược:

  • Theo trung y: Thu hái các rễ có từng đốt nối liền nhau (rễ đuôi chuột không dùng), bỏ vỏ lấy lõi, sao qua hay mài thành bột.

  • Theo nhân dân Việt Nam: Rễ sau khi thu hái, đem rửa sạch, ủ mềm, để ráo, xóc với giấm, thái lát mỏng rồi đem phơi khô. Có thể đem mài lấy 2 – 4g pha với nước thuốc thang đã sắc để uống.

Rễ Ô dược

Ô dược dễ mốc mọt, nên cần bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.

Bộ phận sử dụng

Bộ phận dùng là rễ và quả. Cây Ô dược có thể thu hái quanh năm, nhưng thời gian tốt nhất vào giai đoạn thu đông hay đầu xuân.

Sau khi thu hoạch, rễ cây Ô dược được cắt bỏ rễ con, rửa sạch, ủ mềm, phơi khô, để ráo, thái lát phơi khô hay tán thành bột mịn.

Thông tin các hoạt chất còn lại trong Thuốc Đái dầm PV đang được ThuocViet cập nhật


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Mọi thông tin trên web ThuocViet.Org chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải thông qua hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ, người có chuyên môn. Không tự ý dùng thuốc khi không có hướng dẫn, chỉ định.

Sản phẩm liên quan


Sản phẩm cùng hãng

Chủ đề

Bình luận

Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này

Đánh giá

0
Điểm đánh giá
(0 lượt đánh giá)
0 %
4.00
0 %
3.00
0 %
2.00
0 %
4.00
0 %
1 2 3 4 5
Thêm giỏ hàng
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ