Thuốc Choliver - DHGPharm
Chính sách khuyến mãi
Sản phẩm chính hãng
Chuyển phát toàn quốc: 25.000đ/đơn (dưới 2kg). Đơn thuê ship ngoài khách tự thanh toán phí ship.
Cam kết hàng chính hãng
Thông tin dược phẩm
Video
Các dạng quy cách đóng gói: Hộp t tuýp x 100 viên nén bao đường (lưu ý: các dạng đóng gói khác nhau sẽ có mức giá khác nhau)
Thuốc Choliver được sản xuất từ các hoạt chất Cao Actiso, Cao mật heo, Bôt nghệ với hàm lượng tương ứng 25mg, 25mg, 50mg
Mô tả Mật heo hoạt chất của Thuốc Choliver
Tên gọi, danh pháp
Tên khoa học: Fel suillum
Đặc điểm tự nhiên
Mật heo là một bộ phận trong cơ thể heo, nằm ở gần gan. Mỗi con heo sẽ có một túi nhỏ chứa mật để giúp tiêu hóa thức ăn, đặc biệt là thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo.
Phân bố, thu hái, chế biến
Mật heo có thể dùng tươi hoặc cô thành cao đặc, cao khô, cao tinh chế để dễ uống.
Theo Đội điều trị 10 (1961): Rửa sạch khoảng 20 – 30 túi mật heo với nước muối 0,9% rồi sát trùng bằng cồn 90° trong 1 – 2 phút. Sau đó cắt túi mật và lọc phần mật chảy ra, vừa đun cách thủy vừa khuấy đến khi đặc lại.
Theo Viện nghiên cứu Đông y (1964): Khử trùng dao kéo và bát, dùng dao chọc thủng túi mật cho vào bát. Cho mỡ vào bình gạn (nếu có mỡ), lắc với ete, loại bỏ lớp ete do mỡ sẽ tan trong đó. Dùng nước phèn chua no nhỏ từ từ vào mật đã lọc, mật sẽ kết tủa. Thêm nước phèn chua no đến khi mật không còn kết tủa (đủ phèn). Rửa sạch tủa bằng nước cất để loại phèn thừa rồi sấy ở 70°C cho khô, tán thành bột thu được cao mật khô. Lưu ý không dùng phương pháp này khi có giun Giardia lamblia hoặc sỏi mật.
Theo Dược điển Pháp (1949): Lọc 1 kg mật heo qua rây. Thêm 1 kg cồn 90° vào rồi khuấy đều 4 – 5 lần và để yên 2 ngày. Sau đó gạn lấy phần cồn bên trên và lọc tủa bằng giấy lọc (đậy kín khi lọc để cồn không bị bay hơi). Rửa tủa trên giấy lọc và trong bình bằng 200 g cồn 70° để thu hết muối mật. Trộn các phần cồn lại và cô áp suất giảm dưới 50°C sẽ thu được cao mật heo.
Nếu làm cao tinh chế hơn thì cô thu hồi cồn, thêm 5 g than hoạt + 5 g kaolin (đã rửa sạch và khử trùng) trên mỗi lit cồn. Lắc hỗn hợp này trong vài giờ và để lắng 2 ngày. Lọc cho trong dung dịch rồi cô áp suất giảm dưới 50°C đến khi khô, đem tán thành bột, thu được cao mật heo tinh chế khô. Tuy nhiên, phương pháp này khá cầu kỳ nên chỉ áp dụng ở một số nơi có đủ điều kiện.
Bộ phận sử dụng
Túi mật, mật.
Mô tả Nghệ hoạt chất của Thuốc Choliver
Tên gọi, danh pháp
Tên tiếng Việt: Nghệ (Thân rễ).
Tên khác: Nghệ vàng; Khương hoàng; Uất kim; Cohem; Co khản mỉn; Khinh lương.
Tên khoa học: Curcuma longa L.
Đặc điểm tự nhiên
Thuộc cây thân cỏ, cao 0,6 - 1 m. Thân rễ to, phân nhánh thành nhiều củ hình bầu dục, có ngấn, màu vàng sẫm đến đỏ cam, mùi thơm.
Bẹ lá ôm lấy nhau tạo thân giả, mọc thẳng từ thân rễ, gốc phiến lá thuôn hẹp, đầu hơi nhọn, dài 30 - 40 cm , rộng 10 – 15 cm, hai mặt nhẵn cùng màu xanh nhạt, mép lá nguyên uốn lượn.
Cụm hoa mọc từ giữa túm lá, hình trụ hoặc hình trứng, trên một cán mập dài đến 20 cm. Lá bắc rời, màu rất nhạt. Những hoa ở gốc cụm hoa là hoa sinh sản, màu lục hoặc trắng nhạt, những hoa gần ngọn hẹp hơn pha hồng ở đầu lá. Mỗi hoa gồm 3 lá đài dạng răng, không đều; tràng hình ống dài, cánh giữa dài hơn các cánh bên, màu vàng. Nhị mang bao phấn có cựa do một phần lồi ra của chung đới; nhị lép dài hơn bao phấn; cánh môi gần hình mắt chim, hơi chia 3 thuỳ. Bầu có lông.
Quả nang chia thành 3 ô, nứt bằng van. Hạt có áo.
Cây ra hoa vào khoảng từ tháng 3 - 5.
Phân bố, thu hái, chế biến
Phân bố
Có lẽ, Nghệ có nguồn gốc từ Ấn Độ. Ngày nay, Nghệ là một cây trồng quen thuộc ở khắp các nước thuộc khu vực nhiệt đới, từ Nam Á đến Đông Nam Á và cả Đông Á.
Ở Việt Nam, Nghệ cũng là một cây trồng có ở nhiều nơi, từ vùng đồng bằng ven biển đến vùng núi cao trên 1500 m. Ở nhiều nơi, Nghệ đã trở thành loài mọc hoang ở các đồng ruộng, nương rẫy.
Nghệ là loài cây ưa ẩm, ưa sáng và chịu bóng, biên độ sinh thái rộng, thích nghi được với nhiều kiểu khí hậu khác nhau. Toàn bộ phần trên mặt đất cây Nghệ sẽ lụi đi vào mùa đông ở các tỉnh phía Bắc và mùa khô ở các tỉnh phía Nam. Sau đó, cây mọc lại vào giữa mùa xuân.
Thu hái và chế biến
Tiến hành thu hoạch Nghệ vào mùa đông khi cây lụi đi.
Muốn để lâu nên hấp Nghệ trong 6 - 12 giờ, để cho ráo nước rồi đem phơi hoặc sấy khô.
Trong y học cổ truyền, người ta chế biến Nghệ như sau:
-
Dạng thái phiến: Thái Nghệ thành phiến vát, phơi hay sấy khô. (Nếu là củ khô thì ngâm, rửa, ủ mềm rồi thái phiến và đem phơi khô trở lại.
-
Dạng sao với giấm: Nghệ (10 kg) tẩm đều với giấm (1,5 - 2 kg), để Nghệ hút hết giấm 30 phút, dùng lửa nhỏ sao khô hoặc luộc Nghệ với giấm, rồi thái phiến, phơi khô.
-
Dạng phiến sao vàng: Nghệ thái phiến được đem đi sao cho đến khi có màu vàng sẫm.
-
Dạng chế với phèn chua: 10 kg Nghệ thái phiến tẩm nước phèn chua (0,1 kg), ủ trong một giờ, rồi sao đến khi vàng.
-
Dạng chế với giấm, phèn chua: Nghệ (10 kg), giấm (1 kg) phèn chua (0,1 kg), nước vừa đủ. Đầu tiên, trộn đều Nghệ với giấm rồi thêm ít nước cháo nóng cộngdung dịch phèn chua, trộn đều, để 24 giờ. Sau đó đem luộc cho cạn, phơi khô vừa (còn khoảng 30% nước), ủ mềm thêm 2 ngày thái phiến 3 - 5 mm rồi phơi khô.
Bộ phận sử dụng
Thân rễ cây Nghệ.
Mô tả Actiso hoạt chất của Thuốc Choliver
>Tên khác: Artichaut (Pháp), Artichoke (Anh).Tên khoa học: Cynara scolymus L.
Họ: Asteraceae (họ Cúc).
Cây thảo lớn, sống hai năm hoặc lâu năm, cao 1-1,2 m, có thể lên đến 2 m. Thân ngắn, thẳng và cứng có khía dọc, phủ lông trắng như bông.
Lá to, dài, mọc so le; phiến lá xẻ thùy sâu hình lông chim; mép thùy khía răng cưa to, đỉnh răng cưa thường có gai rất nhỏ, mềm. Mặt trên lá màu nâu hoặc lục, mặt dưới màu xám trắng, lồi nhiều và những rãnh dọc rất nhỏ song song.
Cụm hoa hình đầu ở ngọn các nhánh của thân màu đỏ hoặc tím lơ nhạt; lá bắc ngoài của cụm hoa rộng, dày và nhọn, đế cụm hoa nạc, phủ đầy lông tơ, mang toàn hoa hình ống.
Quả nhẵn bóng, màu nâu sẫm, có mào lông trắng.
Mùa hoa quả: Tháng 12-2.
Cây được di thực vào trồng ở nước ta, nhiều nhất ở Đà Lạt, Sapa, Tam Đảo. Có thể trồng được ở đồng bằng.
Sản phẩm liên quan
Sản phẩm cùng hãng
Bình luận
Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này