Thuốc Chobil - DHGPharm
Chính sách khuyến mãi
Sản phẩm chính hãng
Chuyển phát toàn quốc: 25.000đ/đơn (dưới 2kg). Đơn thuê ship ngoài khách tự thanh toán phí ship.
Cam kết hàng chính hãng
Thông tin dược phẩm
Video
Các dạng quy cách đóng gói: hộp 1 chai x 100 viên, Hộp 10 vỉ x 10 viên (lưu ý: các dạng đóng gói khác nhau sẽ có mức giá khác nhau)
Thuốc Chobil được sản xuất từ các hoạt chất Cao khô actiso (tương đương lá actiso tươi 3450mg) 115mg, Cao khô rau đắng đất (tương đương rau đắng đất khô 250mg) 50mg, Cao khô bìm bìm biếc (tương đương hạt bìm bìm biếc khô 25mg) 5mg, Cao khô nghệ (tương đương củ nghệ khô 50mg) 10mg với hàm lượng tương ứng 115mg, 50mg, 5mg, 10mg
Mô tả Bìm bìm biếc (Hạt) hoạt chất của Thuốc Chobil
Tên gọi, danh pháp
Tên tiếng Việt: Bìm bìm biếc.
Tên khác: Hắc sửu, bìm bìm lam, bạch sửu, khiên ngưu, mắc chủng (Tày).
Tên khoa học: Pharbitis nil (L.) Choisy. Họ Bìm bìm (convolvulaceae).
Tên đồng nghĩa: Phabitis purpurea (L.) Voigt, ipomoea nil (L.) rotb, ipomoea hederacea (L.) jacq.
Đặc điểm tự nhiên
Dây leo bằng thân cuốn. Thân, cành mảnh, có lông rải rác. Lá mọc so se, có cuống dài, chia 3 thùy, gốc hình tim, đầu nhọn, dài 14 cm, rộng 12 cm, mặt trên nhẵn, màu lục, mặt dưới nhạt, có lông ở gân, gân gốc 5 - 7, cuống dài 5 - 9 cm.
Cụm hoa mọc ở kẽ lá, thành xim 1 - 3 hoa to màu hồng tím hoặc lam nhạt, cuốn hoa ngắn, có lông và mang 2 lá bắc mọc đối, đài hình chuông, có 5 răng đều, hẹp nhọn, mặt ngoài có lông; tràng hình phễu có ống dài khoảng 3 - 5 cm, 5 cánh hoa hàn liền, nhị 5 không đều, chỉ nhị phồng và có lông ở gốc, bao phấn hình mũi tên, bầu 3 ô, mỗi ô đựng 2 noãn.
Quả nang, hình cầu nhẵn, đường kính 8 mm,, bao bọc trong đài đồng trưởng, hạt 2 - 4 có 3 cạnh, màu đen, mặt ngoài có lông mềm.
Mùa hoa quả: Tháng 9 – 11.
Tránh nhầm lẫn với nhiều loại hoa bìm bìm khác có dáng cây và màu hoa tương tự.
Phân bố, thu hái, chế biến
Hiện nay bìm bìm biếc mọc trong trạng thái hoang dại ở các bờ rào vườn, ven đường đi Tam Đảo, thị xã Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên và một số nơi khác.
Cây ưa ẩm, thường có hiện tượng tàn lụi vào mùa đông, ra hoa quả nhiều hàng năm. Số cây con mọc từ hạt xung quanh cây mẹ thấy cũng nhiều. Khi cây bị chặt phá nhiều lần trong năm, phần còn lại vẫn có khả năng tái sinh.
Bộ phận sử dụng
Hạt đã phơi hay sấy khô.
Mô tả Nghệ hoạt chất của Thuốc Chobil
Tên gọi, danh pháp
Tên tiếng Việt: Nghệ (Thân rễ).
Tên khác: Nghệ vàng; Khương hoàng; Uất kim; Cohem; Co khản mỉn; Khinh lương.
Tên khoa học: Curcuma longa L.
Đặc điểm tự nhiên
Thuộc cây thân cỏ, cao 0,6 - 1 m. Thân rễ to, phân nhánh thành nhiều củ hình bầu dục, có ngấn, màu vàng sẫm đến đỏ cam, mùi thơm.
Bẹ lá ôm lấy nhau tạo thân giả, mọc thẳng từ thân rễ, gốc phiến lá thuôn hẹp, đầu hơi nhọn, dài 30 - 40 cm , rộng 10 – 15 cm, hai mặt nhẵn cùng màu xanh nhạt, mép lá nguyên uốn lượn.
Cụm hoa mọc từ giữa túm lá, hình trụ hoặc hình trứng, trên một cán mập dài đến 20 cm. Lá bắc rời, màu rất nhạt. Những hoa ở gốc cụm hoa là hoa sinh sản, màu lục hoặc trắng nhạt, những hoa gần ngọn hẹp hơn pha hồng ở đầu lá. Mỗi hoa gồm 3 lá đài dạng răng, không đều; tràng hình ống dài, cánh giữa dài hơn các cánh bên, màu vàng. Nhị mang bao phấn có cựa do một phần lồi ra của chung đới; nhị lép dài hơn bao phấn; cánh môi gần hình mắt chim, hơi chia 3 thuỳ. Bầu có lông.
Quả nang chia thành 3 ô, nứt bằng van. Hạt có áo.
Cây ra hoa vào khoảng từ tháng 3 - 5.
Phân bố, thu hái, chế biến
Phân bố
Có lẽ, Nghệ có nguồn gốc từ Ấn Độ. Ngày nay, Nghệ là một cây trồng quen thuộc ở khắp các nước thuộc khu vực nhiệt đới, từ Nam Á đến Đông Nam Á và cả Đông Á.
Ở Việt Nam, Nghệ cũng là một cây trồng có ở nhiều nơi, từ vùng đồng bằng ven biển đến vùng núi cao trên 1500 m. Ở nhiều nơi, Nghệ đã trở thành loài mọc hoang ở các đồng ruộng, nương rẫy.
Nghệ là loài cây ưa ẩm, ưa sáng và chịu bóng, biên độ sinh thái rộng, thích nghi được với nhiều kiểu khí hậu khác nhau. Toàn bộ phần trên mặt đất cây Nghệ sẽ lụi đi vào mùa đông ở các tỉnh phía Bắc và mùa khô ở các tỉnh phía Nam. Sau đó, cây mọc lại vào giữa mùa xuân.
Thu hái và chế biến
Tiến hành thu hoạch Nghệ vào mùa đông khi cây lụi đi.
Muốn để lâu nên hấp Nghệ trong 6 - 12 giờ, để cho ráo nước rồi đem phơi hoặc sấy khô.
Trong y học cổ truyền, người ta chế biến Nghệ như sau:
-
Dạng thái phiến: Thái Nghệ thành phiến vát, phơi hay sấy khô. (Nếu là củ khô thì ngâm, rửa, ủ mềm rồi thái phiến và đem phơi khô trở lại.
-
Dạng sao với giấm: Nghệ (10 kg) tẩm đều với giấm (1,5 - 2 kg), để Nghệ hút hết giấm 30 phút, dùng lửa nhỏ sao khô hoặc luộc Nghệ với giấm, rồi thái phiến, phơi khô.
-
Dạng phiến sao vàng: Nghệ thái phiến được đem đi sao cho đến khi có màu vàng sẫm.
-
Dạng chế với phèn chua: 10 kg Nghệ thái phiến tẩm nước phèn chua (0,1 kg), ủ trong một giờ, rồi sao đến khi vàng.
-
Dạng chế với giấm, phèn chua: Nghệ (10 kg), giấm (1 kg) phèn chua (0,1 kg), nước vừa đủ. Đầu tiên, trộn đều Nghệ với giấm rồi thêm ít nước cháo nóng cộngdung dịch phèn chua, trộn đều, để 24 giờ. Sau đó đem luộc cho cạn, phơi khô vừa (còn khoảng 30% nước), ủ mềm thêm 2 ngày thái phiến 3 - 5 mm rồi phơi khô.
Bộ phận sử dụng
Thân rễ cây Nghệ.
Mô tả Rau đắng đất hoạt chất của Thuốc Chobil
Tên gọi, danh pháp
Tên tiếng Việt: Rau đắng đất
Tên khác: Rau đắng lá vòng; Thốc hoa túc mễ thảo; Mễ toái thảo
Tên khoa học: Glinus oppositifolius (L.) A. DC. Syn, Mollugo oppositifolia L
Đặc điểm tự nhiên
Thân và rễ
Thân mọc thẳng hoặc bán dựng từ một rễ củ mỏng, dai, đâm sâu; thân mảnh, được báo cáo có thể đạt tới 76 cm nếu ở điều kiện thích hợp.
Sự thay đổi về thói quen sinh trưởng: Trong điều kiện nắng thoáng, thân cây hoàn toàn phủ, dài đến 1m hoặc dài hơn, các hạch thân (khớp) rõ ràng, dày lên và được bao quanh bởi một lớp xà cừ mỏng, bằng giấy (vỏ màng) thường có một bờ bị rách hoặc lởm chởm.
Lá
Các lá mọc xen kẽ có thể dài tới 5cm nhưng thường ngắn hơn nhiều, chiều rộng khoảng 1/3-1/5 chiều dài, thường rộng nhất ở gần hoặc qua giữa và hẹp hơn về cả hai đầu.
Hoa và quả
Mọc thành từng chùm nhỏ ở nách lá thường không được chú ý do kích thước nhỏ, dài từ 2mm trở xuống, không có cánh hoa nhưng có 5 lá đài nhỏ màu xanh lục, hơi hồng hoặc tía, được tạo ra ở nách lá và một phần được bao bọc trong lớp xà cừ; "hạt" trưởng thành ít nhiều được bao bọc bởi các lá đài khô, hơi thô, màu nâu xỉn, mặt cắt ngang hình tam giác và dài khoảng 2mm.
Rau đắng đất có thể ra hoa từ tháng 3 đến tháng 11 nhưng thường trung bình từ tháng 6 đến tháng 10. Nó nảy mầm từ đầu đến giữa tháng 4 và trong suốt mùa xuân. Một cây duy nhất có thể tạo ra từ 125 đến 6.400 hạt.
Phân bố, thu hái, chế biến
Rau đắng đất là một trong những loại cỏ dại phổ biến nhất, mọc tự nhiên dọc theo lề đường, mép hoặc vết nứt trên vỉa hè và mặt đường, và các khu vực đông người qua lại trên bãi cỏ. Nó cũng xuất hiện trong các khu vườn và ruộng canh tác, nơi nó có xu hướng có thói quen phát triển thẳng đứng hơn.
Rau đắng đất là một loại thảo mộc khá an toàn khi sử dụng có thể dùng lá tươi hoặc đem phơi khô dùng làm thuốc.
Thường thu hái ngay khi cây vừa ra hoa. Sau đó đem phơi khô và cất dùng dần.
Bộ phận sử dụng
Có thể sử dụng toàn cây rau đắng đất từ rễ, thân, lá hoa để làm một vị thuốc trong các bài thuốc dân gian. Ngoài công dụng chữa bệnh, loài cây này còn là một loại rau vô cùng quen thuộc với người dân Việt Nam, xuất hiện trong các bữa ăn dân dã.
Hình ảnh Rau đắng đất
Thông tin các hoạt chất còn lại trong Thuốc Chobil đang được ThuocViet cập nhật
Sản phẩm liên quan
Sản phẩm cùng hãng
Bình luận
Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này