Thuốc Bổ mắt TW3 - TW 3
Chính sách khuyến mãi
Sản phẩm chính hãng
Chuyển phát toàn quốc: 25.000đ/đơn (dưới 2kg). Đơn thuê ship ngoài khách tự thanh toán phí ship.
Cam kết hàng chính hãng
Thông tin dược phẩm
Video
Các dạng quy cách đóng gói: Hộp 03 vỉ x 10 viên; Hộp 05 vỉ x 10 viên (lưu ý: các dạng đóng gói khác nhau sẽ có mức giá khác nhau)
Thuốc Bổ mắt TW3 được sản xuất từ các hoạt chất Bạch linh 125mg, Cúc hoa vàng 125mg, Cao đặc dược liệu (tương đương: Thục địa 250mg, Sơn thù 150mg, Hoài sơn 150mg, Trạch tả 125mg, Mẫu đơn bì 125mg, Câu kỷ tử 125mg) 370mg - 125mg, 125mg, 370mg với hàm lượng tương ứng Bạch linh 125mg, Cúc hoa vàng 125mg, Cao đặc dược liệu (tương đương: Thục địa 250mg, Sơn thù 150mg, Hoài sơn 150mg, Trạch tả 125mg, Mẫu đơn bì 125mg, Câu kỷ tử 125mg) 370mg - 125mg, 125mg, 370mg
Mô tả Bạch linh hoạt chất của Thuốc Bổ mắt TW3
Tên gọi, danh pháp
Tên tiếng Việt: Bạch linh.
Tên gọi khác: Bạch phục linh, Phục linh.
Tên khoa học: Poria cocos Wolf.
Chi Wolfiporia, họ Polyporaceae, bộ Polyporales.
Đặc điểm tự nhiên
Bạch linh còn được gọi với tên khác là Phục linh hoặc Bạch phục linh. Vị thuốc này là nấm mọc ký sinh trên rễ cây thông. Phục linh có tên như vậy vì người ta quan niệm rằng đây là linh khí của cây thông ẩn mình dưới đất.
Về hình dáng, quả nấm Bạch Phục linh khô có nhiều dạng như hình cầu, hình thoi, hình ê líp hoặc khối không đều, kích thước thường không đồng nhất. Vỏ ngoài có màu nâu đến nâu đen và nhiều vết sần lồi lõm. Quả nấm thường khá nặng và rắn chắc. Khi bẻ ra, bên trong có thể quan sát được phần lõi khá sần sùi màu trắng, lớp viền ngoài màu nâu nhạt, một số ít quả nấm có lõi màu hồng nhạt. Nấm Bạch phục linh thường không mùi, vị nhạt, cắn dính răng.
Vị thuốc Bạch linhPhân bố, thu hái, chế biến
Phân bố: Có thể tìm thấy nấm Bạch phục linh trong một số rừng thông ở nơi có khí hậu mát mẻ của nước ta. Tuy nhiên, vị thuốc này đa phần được nuôi trồng, khai thác và chế biến chủ yếu tại Trung Quốc.
Thu hái: Thời gian thu hoạch nấm Phục linh tốt nhất là từ tháng 7 đến tháng 9. Sau khi loại bỏ đất cát, người ta chất đống cho quả nấm ra mồ hôi rồi trải ra chỗ thoáng gió để hong khô cho se bề mặt. Sau đó, họ tiếp tục chất đống và ủ vài lần cho đến khi khô nước hoàn toàn và bề mặt nhăn nheo, phơi âm can (phơi bóng râm) đến khô.
Chế biến: Trước khi dùng, người ta ngâm Phục linh vào nước, rửa sạch, đồ cho vị thuốc mềm rồi gọt vỏ, thái miếng hoặc thái lát lúc đang mềm, sau đó phơi hoặc sấy khô. Tuỳ theo bộ phận sử dụng, hình thái và màu sắc mà vị thuốc này được gọi khác nhau như:
- Bạch phục linh;
- Phục linh bì;
- Xích phục linh;
- Phục linh khối;
- Phục linh phiến.
Bảo quản: Nơi khô mát, tránh ẩm. Nếu độ ẩm không đạt tiêu chuẩn (quá khô hoặc quá ẩm) nhiệt độ quá nóng thì dược liệu có thể bị vụn nát, mất đi chất lượng và tính kết dính của nó.
Bạch linh sau khi được chế biếnBộ phận sử dụng
Thể quả nấm Phục linh được sử dụng tùy thuộc vào mục đích của bác sĩ Y học cổ truyền. Một số dạng sử dụng bao gồm:
- Bạch linh: Phần lõi bên trong nấm có màu trắng, cắt thành phiến hoặc thành khối.
- Phục linh bì: Vỏ ngoài của cả quả nấm Phục linh tách ra, chất khá xốp, có tính đàn hồi.
- Xích phục linh: Lớp thứ hai sát phần vỏ có màu hơi hồng hay nâu nhạt.
- Phục thần: Phần nấm Phục linh có rễ cây thông đi xuyên qua bên trong.
Mô tả Câu kỷ tử hoạt chất của Thuốc Bổ mắt TW3
Tên gọi, danh pháp
Tên tiếng việt: Câu kỷ tử.
Tên khác: Câu khởi, Khởi tử, Địa cốt tử, Kỷ tử.
Tên khoa học: Lycium sinense Mill. (Lycium barbarum L. var. sinense Ait), thuộc họ cà - Solanaceae.
Câu kỷ tử (Fructus Lycii) là quả chín phơi hay sấy khô của cây kỷ tử Lycium sinense.
Đặc điểm tự nhiên
Cây kỷ tử Lycium sinense có chiều cao trung bình từ 0,5 – 1,5m cành nhỏ, có thể có gai dài khoảng 5cm mọc ở kẽ lá. Lá cây hình mác, dài khoảng 5cm, rộng 0,6 - 2,5cm, đầu lá nhọn, rìa lá nguyên, mọc so le hoặc mọc vòng. Cuống lá hẹp, ngắn 2 - 6mm.
Cây ra hoa vào khoảng tháng 6 - 9. Hoa màu tím đỏ, nhỏ, mọc đơn hoặc chùm tại kẽ lá. Mùa quả vào tháng 7 - 10. Quả hình trứng, mọng nước, chiều dài 0,5 - 2cm, đường kính 4 – 8mm. Quả khi chín có màu đỏ sẫm hoặc vàng đỏ. Hạt nhiều, hình thận, dạt, dài 2 – 2,5mm.
Phân bố, thu hái, chế biến
Câu kỷ tử mọc ở các nước như Trung Quốc, Triều Tiên, Hàn Quốc. Ở Trung Quốc, cây được trồng ở nhiều ở các tỉnh giáp Việt Nam như Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam,... Ở nước ta, vị thuốc này chủ yếu được nhập từ Trung Quốc.
Cây Câu kỷ tử là một cây lâu năm, cây có thể trồng bằng hạt hoặc dâm cành. Sau 3 năm trồng, cây có thể cho trái để thu hoạch. Thời gian thu hoạch đỉnh điểm là vaò năm thứ 10 và tiếp tục kéo dài cho đến 20 - 30 năm tùy theo cách chăm sóc.
Quả được thu hái chủ yếu vào mùa hạ và mùa thu. Để giữ được chất lượng của qủa, thời điểm thu hái cần tránh nắng nóng (thích hợp là sáng sớm hoặc chiều mát), phơi trong bóng râm mát sau đó mới đem phơi nắng để thật khô. Nhiệt độ sấy chỉ từ 30 – 45°.
Câu kỷ tử có thể dùng tươi hoặc dùng khô. Quả tươi có thể đem tẩm rượu trong 24 giờ, rồi giã dập trước khi dùng. Hoặc đem quả tươi đem tẩm với mật ong sắc lấy nước đặc. Quả khô có thể tán thành bột mịn để dùng.
Để bảo quản Câu kỷ tử cần phun rượu hoặc xông diêm sinh định kỳ để tránh nấm mốc phát triển và để ở nơi thoáng mát, thông gió.
Bộ phận sử dụng
Bộ phận sử dụng của Câu kỷ tử là: Quả khô.
Mô tả Cúc hoa vàng (Cụm hoa) hoạt chất của Thuốc Bổ mắt TW3
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Cúc hoa vàng.
Tên khác: Kim cúc; Dã cúc; Cam cúc; Khổ ý; Hoàng cúc; Bióoc kim.
Tên khoa học: Chrysanthemum indicum L.
Đặc điểm tự nhiên
Cúc hoa vàng thuộc loại cây thân thảo, có đặc điểm sống hàng năm hay sống dai, chiều cao khoảng 20 – 50cm. Thân của cây mọc thẳng, nhẵn, có khía dọc.
Lá cây mọc so le với nhau, có hình bầu dục, chia nhiều thùy sâu, mép có răng cưa nhọn không đều, mặt trên màu lục đen sẫm, mặt dưới nhạt, cuống lá ngắn, có tai ở gốc. Cụm hoa mọc thành đầu trên một cuống dài ở ngọn thân hoặc kẽ lá, đường kính 1 - 1,5cm, tổng bao lá bắc là những vảy thuôn dài, mép khô, hình lưỡi nhỏ màu vàng là những cánh hoa ở ngoài, hoa ở giữa có hình ống, không có mào lông, tràng hình lưỡi dài hơn tràng hoa hình ống, có thùy tam giác nhọn và cũng có màu vàng.
Quả thuộc loại quả bế.
Tháng 10 - 11 là mùa ra hoa và quả.
Phân bố, thu hái, chế biến
Nguồn gốc của Cúc hoa vàng ở vùng Đông Á: Trung Quốc và Nhật Bản, được trồng làm thuốc và làm cảnh ở nhiều quốc gia như Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam, Lào, Thái Lan và Ấn Độ.
Ở Việt Nam, người dân đã trồng Cúc hoa vàng từ rất lâu. Hiện nay có nhiều tỉnh thành trồng Cúc hoa vàng như Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Hà Nội và một số nơi khác ở phía bắc. Cúc hoa vàng thuộc loại cây ưa sáng và ưa ẩm, chủ yếu được trồng ở vườn, công viên hoặc trên cánh đồng với mục đích dùng làm dược liệu. Hàng năm cây chủ yếu ra hoa, hiếm khi có hạt. Vào mùa đông cây có hiện tương lá bị rụng hoặc hơi tàn lụi. Vào thời điểm này người ta thường cắt bỏ phần thân cành, giữ lại gốc để tái sinh hoặc làm giống trồng vào mùa xuân năm sau.
Cúc hoa vàng được trồng làm cảnh, lấy hoa ướp chè, làm rượu và làm thuốc.
Hoa thu hái vào đầu tháng 10 đến tháng 1 - 2 năm sau. Hoa sau khi thu hái về đem đồ rồi phơi 3 - 4 nắng cho khô. Phải sấy than hoặc lửa nhẹ nếu khi phơi trời không có nắng.
Bộ phận sử dụng
Hoa là bộ phận dùng làm thuốc của Cúc hoa vàng.
Thông tin các hoạt chất còn lại trong Thuốc Bổ mắt TW3 đang được ThuocViet cập nhật
Sản phẩm liên quan
Sản phẩm cùng hãng
Bình luận
Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này