Thuốc Bát vị thận khí hoàn
Chính sách khuyến mãi
Sản phẩm chính hãng
Chuyển phát toàn quốc: 25.000đ/đơn (dưới 2kg). Đơn thuê ship ngoài khách tự thanh toán phí ship.
Cam kết hàng chính hãng
Thông tin dược phẩm
Video
Các dạng quy cách đóng gói: Chai 50g, viên hoàn cứng (lưu ý: các dạng đóng gói khác nhau sẽ có mức giá khác nhau)
Thuốc Bát vị thận khí hoàn được sản xuất từ các hoạt chất Hoài sơn, Đơn bì, Phụ tử, Phục linh, Quế, Sơn thù, Thục địa, Trạch tả với hàm lượng tương ứng
Mô tả Hoài Sơn hoạt chất của Thuốc Bát vị thận khí hoàn
Tên gọi, danh pháp
Tên tiếng Việt: Hoài sơn.
Tên khác: Sơn dược; Khoai mài; Củ mài; Chính hoài.
Tên khoa học: Dioscorea persimilis, họ Dioscoreaceae (Củ Nâu).
Đặc điểm tự nhiên
Củ mài là cây dạng dây leo, thân củ; mỗi củ của củ mài có thể dài lên đến 1m, đường kính củ 2 - 10cm, xung quanh củ với rất nhiều rễ con. Thân leo góc cạnh nhẵn không có lông, những nách là có củ còn được gọi là “thiên hoài” hay “dái củ mài”. Lá củ mài dạng lá đơn, mọc so le hoặc mọc đối, lá hình trái tim đầu lá nhọn. Phiến lá dài từ 8 - 10cm, rộng khoảng 6 -8cm, cuống lá dài khoảng 1,5 - 3,5cm. Hoa củ mài đực cái mọc khác gốc, quả khô có ba cạnh. Hoa củ mài xuất hiện vào khoảng tháng 7 - 8, quả xuất hiện vào khoảng tháng 9 - 11.
Phân bố, thu hái, chế biến
Củ mài được tìm thấy khắp những vùng núi nước ta, cây mọc hoang; vào những thời kỳ trước khi còn khó khăn người dân vẫn đi đào củ mài để sử dụng làm lương thực ăn chóng đói. Củ mài được tìm thấy nhiều nhất tại các tỉnh miền Bắc nước ta như: Hà Bắc, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình. Đến ngày nay, củ mài đã được trồng để chế hoài sơn - dược liệu trong các bài thuốc. Mùa thu hoạch củ mài chất lượng tốt nhất vào mùa thu đông và đầu xuân (khoảng từ tháng 10 - 11 đến tháng 3 - 4). Sau khi thu hoạch củ mài, muốn có vị thuốc hoài sơn phải chế biến theo các bước như sau:
Củ mài sau khi thu hoạch về, sơ chế rửa sạch đất, gọt sạch vỏ rồi cho vào lò sấy diêm sinh trong hai ngày hai đêm, sau khi sấy lấy ra phơi khô thu được hoài sơn. Nhưng nếu muốn xuất khẩu thì hình dáng phải đẹp hơn nên công đoạn chế biến phức tạp hơn.
Củ mài sau khi thu hoạch về trong vòng 3 ngày phải chế biến ngay vì để lâu sẽ bị hư. Chế biến củ mài trải qua 3 giai đoạn:
Sấy diêm sinh lần thứ nhất:
Củ mài thu hoạch về sơ chế, gọt vỏ sau đó đem đi diêm sing (110kg củ mài tương đương dùng 2kg diêm sinh). Sắp xếp củ mài trong lò sấy thành hình cũi lợn để tất cả các củ đều được tiếp xúc với hơi diêm sinh. Ủ một đêm sau khi sấy diêm sinh 2 ngày 2 đêm, sau đó phơi với nắng nhỏ hoặc sấy nhẹ cho khô. Tiếp tục đem ngâm nước 2 ngày 2 đêm rửa sạch, đem phơi nắng cho khô.
Sấy diêm sinh lần thứ hai:
Tiếp tục sấy diêm sinh lần thức 2, sắp xếp hoài sơn vào lò tương tự như sấy diêm sinh lần 1, tiếp tục sấy diêm sinh 1 ngày 1 đêm (100kg củ mài dùng 1kg diêm sinh), cho đến khi củ mài mềm như chuối, nếu thấy chưa mềm thì tiếp tục sấy diêm sinh lại. Sau khi sấy xong, tiếp tục ủ trong 1 đêm, sau đó đem sửa chữa lại cho đều đặn bằng cách đặt lên ván lăn, lăn đến khi hai đầu củ mài lõm vào. Sau khi sửa xong, tiếp tục đem phơi nắng nhỏ hoặc sấy nhẹ cho khô; sửa lại lần nữa cho thật đẹp rồi lăn cho nhẵn bóng. Cuối cùng phơi lại cho thật khô. Đánh cho bóng bằng giấy ráp bằng cánh nhúng nhanh vào nước rồi đánh bóng.
Sấy diêm sinh lần thứ ba:
Sấy diêm sinh lần thứ ba, cứ 100kg củ mài dùng 200g diêm sinh, trước khi tiến hành sấy diêm sinh cần phân loại củ mài thành nhiều hạng khác nhau. Thời gian sấy diêm sinh lần thứ 3 là 1 ngày 1 đêm.
Đối với hoài sơn hạng nhất: 0,5kg hoài sơn tương đương 4 khúc.
Đối với hoài sơn hạng hai: 0,5kg hoài sơn tương đương 6 khúc.
Đối với hoài sơn hạng ba: 0,5kg hoài sơn tương đương 8 khúc.
Đối với hoài sơn hạng bốn: 0,5kg hoài sơn tương đương 10 khúc.
Đối với hoài sơn hạng năm: 0,5kg hoài sơn tương đương 12 khúc.
Đối với hoài sơn hạng sáu: 0,5kg hoài sơn tương đương 14 khúc.
Bộ phận sử dụng
Bộ phận sử dụng được là rễ củ.
Mô tả Phụ tử hoạt chất của Thuốc Bát vị thận khí hoàn
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Phụ tử.
Tên khác: Xuyên ô, Thảo ô, Hắc phụ, Cách tử, Thục phụ tử.
Tên khoa học: Radix Aconiti lateralis praeparata, Aconitum fortunei Hemsl. Ranunculaceae (họ Mao lương).
Đặc điểm tự nhiên
Ô đầu là loài cây thảo cao khoảng 1 m. Thân thẳng đứng, tiết diện thân hình trụ, cây ít phân nhánh. Lá ô đầu mọc so le, có gân hình chân vịt. Mép lá răng cưa to, lá già xẻ từ 3 đến 5 thùy không đều nhau. Mặt trên và mặt dưới đều có lông, mặt trên có màu xanh lục sẫm hơn mặt dưới. Hoa mọc thành chùm ở ngọn thân. Hoa to và có màu xanh lam, mọc sát nhau. Quả có hạt nhiều, trên mặt có nhiều vảy nhỏ. Mùa hoa quả vào tháng 10 đến tháng 11.
Phụ tử là củ từ rễ nhánh của cây ô đầu.
Phân bố, thu hái, chế biến
Cây ô đầu phân bố chủ yếu ở Bắc bán cầu, Ấn Độ, Trung Quốc. Tại Việt Nam, cây ô đầu là cây trồng có nguồn gốc từ Trung Quốc nhập về và trồng ở Sa Pa (được ngành y tế nhập giống chính thức), hoặc do cộng đồng người Hoa sống ở huyện Quản Bạ và Đồng Văn (Hà Giang) tự đem từ bên kia biên giới về trồng.
Ngoài ra, cũng có tài liệu cho rằng ô đầu mọc hoang ở Lào Cai, Hà Giang, Nghĩa Lộ (theo Võ Văn Chi, 1977). Thực tế, người ta phát hiện ô đầu mọc hoang nhiều tại thung lũng Tà Cố Y (Mù Cang Chải).
Ô đầu thích nghi ở vùng ôn đới ẩm, khí hậu mát mẻ của vùng nhiệt đới núi cao và ưa sáng, có thể chịu bóng. Cây có thể trồng và nhân giống từ hạt hoặc từ phụ tử.
Ô đầu rất độc, phải chế trước khi dùng.
Diêm phụ
Diêm là muối, phụ là phụ tử, tức là phụ tử chế muối. Phụ tử lựa chọn rễ nhánh to, bỏ rễ con, rửa sạch và cho vào vại, thêm magnesi clorua, muối ăn, nước theo tỷ lệ 100 kg phụ tử, 40 kg magesi clorua, 30 kg muối, 60 lít nước. Ngâm khoảng 10 ngày, trong thời gian đó cứ vớt ra phơi khô vào ban ngày và đêm ngâm nước.
Thỉnh thoảng thêm magnesi clorua, muối ăn, nước để đảm bảo nồng độ ban đầu. Sau cùng, vớt ra và phơi nắng đến khi có muối trắng kết tinh bên ngoài củ, lúc này muối đã thấm vào giữa củ. Trước khi dùng, cắt mỏng phụ tử, rửa đến khi hết vị cay tê, phơi hoặc sấy khô để dùng dần.
Hắc phụ
Phụ tử lựa chọn rễ nhánh to trung bình, bỏ rễ con, rửa sạch và cho vào vại, thêm magnesi clorua, nước theo tỷ lệ 100 kg phụ tử, 40 kg magesi clorua, 20 lít nước. Sau khi đun sôi 2 - 3 phút, lấy ra rửa sạch, thái mỏng rồi ngâm vào magesi clorua và nước. Tiếp theo thêm đường đỏ và dầu hạt cải, sao tẩm đến khi có màu nước chè đặc. Trước khi dùng, rửa đến khi hết vị cay tê, phơi hoặc sấy khô để dùng dần.
Bạch phụ
Phụ tử lựa chọn rễ nhánh nhỏ, rửa sạch và cho vào vại, thêm magnesi clorua, nước ngâm vài ngày. Sau đó, đun tới chín giữa củ, bóc vỏ và thái mỏng. Trước khi dùng, rửa đến khi hết vị cay tê, phơi hoặc sấy khô để dùng dần.
Bộ phận sử dụng
Bộ phận dùng của phụ tử là rễ nhánh của cây ô đầu.
Mô tả Phục Linh hoạt chất của Thuốc Bát vị thận khí hoàn
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Phục linh
Tên khác: Bạch phục linh; Bạch linh; Phục thần
Tên khoa học: Poria cocos Wolf (Pachyma hoelen Rumph), thuộc họ Nấm lỗ Polyporaceae.
Đặc điểm tự nhiên
Phục linh là loại nấm mọc ký sinh hay hoại sinh trên rễ cây thông. Sở dĩ người ta gọi tên loại nấm này vì cho rắng Phục linh là linh khí của cây thông nấp ở dưới đất.
Quả thể hình khối to không đều, lớn, nhỏ không đồng nhất, có thể nặng tới 5kg, nhỏ cũng có thể bằng nắm tay, mặt ngoài màu xám đen, nhăn nheo có khi hình bướu, cắt ngang sẽ thấy mặt lổn nhổn màu trắng (bạch phục linh) hoặc hồng xám (xích phục linh), có khi có rễ thông ở giữa nấm.
Bột Phục linh màu trắng xám, chủ yếu chứa các khuẩn ty, bào tử, cuống đám tử.
Phân bố, thu hái, chế biến
Phục linh thường phân bố ở vùng có khí hậu lạnh, mọc trong rừng có thông, nằm sâu dưới 1 lớp mặt đất 20 – 30cm. Thường phát triển ở vùng núi hướng về phía mặt trời, khí hậu mát mẻ, thoáng, độ cao trung bình, không bị gió bấc thổi, chất đất cát mịn tơi xốp.
Ở Việt Nam, đã tìm thấy Phục linh ở các rừng thông tỉnh Hà Giang, Thanh Hóa, Gia Lai, Lâm Đồng. Hiện đang được nghiên cứu ở trồng ở Sapa, Tam Đảo.
Tuy nhiên, thực tế vị thuốc chưa được đưa vào nuôi trồng và khai thác thực sự rộng rãi nên đa số nấm Phục linh trên thị trường được nhập khẩu từ Vân Nam - Trung Quốc.
Thu hoạch nấm vào khoảng tháng 10 đến tháng 11 sau tiết lập thu, hoặc từ tháng 7 – 9.
Có 2 cách sơ chế theo kinh nghiệm như sau:
-
Sau khi đào lên, nấm được đem ngâm nước một ngày, rửa sạch, gọt bỏ vỏ, đồ lên, thái mỏng khoảng 2 – 3mm, phơi hay sấy khô. Khi dùng thì lấy sắc với thuốc thang.
-
Sau khi đào lên, nấm được loại bỏ đất cát, chất đống cho ra mồ hôi rồi rải ra chỗ thoáng gió cho se bề mặt, tiếp tục chất đống, ủ vài lần cho đến khi khô nước và bề mặt trở nên nhăn nheo, phơi âm can cho đến khô. Hoặc Phục linh tươi đem thái lát và phơi âm can ở nơi thoáng gió.
Bộ phận sử dụng
Toàn cây nấm Phục linh đều có thể sử dụng làm thuốc:
-
Phục linh bì: Là lớp ngoài Phục linh tách ra, kích thước lớn, nhỏ, không đồng nhất. Mặt ngoài có màu từ nâu đến nâu đen, mặt trong màu trắng hoặc nâu nhạt. Chất tương đối xốp và hơi đàn hồi.
-
Phục linh khối: Sau khi tách lớp ngoài, phần còn lại được thái, cắt thành phiến hay miếng, kích thước không đồng nhất, màu trắng, hồng nhạt hoặc nâu nhạt.
-
Xích phục linh: Là lớp thứ hai sau lớp ngoài, có màu hồng nhạt hoặc nâu nhạt.
-
Bạch phục linh: Là phần bên trong, có màu trắng.
-
Phục thần: Là phần nấm Phục linh ôm đoạn rễ thông bên trong.
Thông tin các hoạt chất còn lại trong Thuốc Bát vị thận khí hoàn đang được ThuocViet cập nhật
Sản phẩm liên quan
Sản phẩm cùng hãng
Bình luận
Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này