Thuốc Bài thạch - BVP - BRV Healthcare
Chính sách khuyến mãi
Sản phẩm chính hãng
Chuyển phát toàn quốc: 25.000đ/đơn (dưới 2kg). Đơn thuê ship ngoài khách tự thanh toán phí ship.
Cam kết hàng chính hãng
Thông tin dược phẩm
Video
Các dạng quy cách đóng gói: Hộp 6 vỉ x 10 viên, Hộp 1 chai 45 viên, hộp 1 chai 100 viên (lưu ý: các dạng đóng gói khác nhau sẽ có mức giá khác nhau)
Thuốc Bài thạch - BVP được sản xuất từ các hoạt chất Mỗi viên chứa 300 mg cao khô chiết từ 2600 mg các dược liệu khô: Kim tiền thảo 1000mg, Nhân trần 250mg, Hoàng Cầm 150mg, Uất Kim 250mg, Binh Lang 100mg, Chỉ thực 100mg, Hậu Phác 100mg, Bạch mao căn 500mg, Mộc Hương 100mg, Đại hoàng 50mg với hàm lượng tương ứng Mỗi viên chứa 300 mg cao khô chiết từ 2600 mg các dược liệu khô: Kim tiền thảo 1000mg, Nhân trần 250mg, Hoàng Cầm 150mg, Uất Kim 250mg, Binh Lang 100mg, Chỉ thực 100mg, Hậu Phác 100mg, Bạch mao căn 500mg, Mộc Hương 100mg, Đại hoàng 50mg
Mô tả Binh lang hoạt chất của Thuốc Bài thạch - BVP
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Binh lang.
Tên khác: Hạt Cau; Đại phúc tử; Tân lang…
Tên khoa học: Areca Catechu L.
Đặc điểm tự nhiên
Cây cau là một cây sống lâu năm, thân mọc thẳng, cao độ 15 – 20 m, đường kính 10 – 15 cm, thân tròn, không chia cành, không có lá, có nhiều đốt do vết lá cũ rụng, chỉ ở ngọn mới có một chùm lá to, rộng, xẻ lông chim. Lá có bẹ to. Hoa tự mọc thành buồng, ngoài có mo bao bọc, hoa đực ở trên, hoa cái ở dưới. Hoa đực nhỏ màu trắng ngà, thơm mát. Quả hạch, hình trứng, to gần bằng quả trứng gà, lúc đầu xanh, vỏ bóng nhẵn, khi già biến thành màu vàng đỏ. Quả bì có sợi, hạt có nội nhũ xếp cuốn. Hạt hơi hình nón cụt, đầu tròn, giữa đáy hơi lõm, màu nâu nhạt, vị chát.
Dược liệu (hạt cau): Khối cứng, hình trứng hoặc hình cầu dẹt, cao khoảng 1,5 – 3,5 cm; đường kính khoảng 1,5 – 3,5 cm. Đáy phẳng, ở giữa lõm, đôi khi có một cụm xơ (cuống noãn). Mặt ngoài màu nâu vàng nhạt hoặc màu nâu đỏ nhạt với những nếp nhăn hình mạng lưới. Cắt ngang thấy vỏ hạt ăn sâu vào nội nhũ tạo thành những nếp màu nâu xen kẽ với màu trắng nhạt. Phôi nhỏ nằm ở đáy hạt.
Phân bố, thu hái, chế biến
Cây được trồng khắp các miền nước ta, trong đó tập trung nhiều nhất ở Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh và Hải Phòng. Trồng bằng quả, sau 5 – 6 năm mới thu hoạch, đó là cau nhà, còn gọi là gia tân lang, có loại cau tứ thời (cau bốn mùa), cây thấp đã có quả, ra quả quanh năm. Cau rừng (areca oleracea linn cùng họ) còn gọi là sơn tân lang, cây bé, hạt nhỏ, nhọn và chắc hơn. Vùng Nghệ An, Thanh Hóa có nhiều. Hiện nay ta thu mua cả hai loại cau nhà và cau rừng.
Mùa thu hoạch khoảng tháng 9 – 12 (không kể loại cau tứ thời) lấy quả thật già, róc bỏ vỏ ngoài và vỏ già, lấy nguyên hạt ở trong đem phơi sấy thật khô.
Chế biến: Thu hái quả chín, bổ lấy hạt. Hạt được cắt lát (binh lang phiến) hay bổ đôi, phơi hoặc sấy khô. Binh lang sao đen (tiêu binh lang): Lấy binh lang phiên, sao nhỏ lửa đến khi có màu vàng đen.
Bộ phận sử dụng
Dược liệu này là hạt già phơi hay sấy khô của cây Cau (areca catechu L.), họ Cau (arecaceae).
Mô tả Bạch mao căn hoạt chất của Thuốc Bài thạch - BVP
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Bạch mao căn.
Tên khác: Rễ cỏ tranh; Vạn căn thảo.
Tên khoa học: Imperata cylindrica Beauv, thuộc họ Poaceae (lúa).
Đặc điểm tự nhiên
Cây Cỏ tranh là một loại sống dai với thân cao khoảng 30 - 90cm, lá hẹp dài 15 – 30cm, rộng 3 – 6mm, gân lá ở giữa phát triển, mép lá sắc, ở mặt trên ráp và mặt dưới nhẵn. Cụm hoa hình chuỳ màu trắng bạc dài khoảng 5 – 20cm, bông nhỏ phủ đầy lông nhỏ mềm, rất dài.
Thân rễ hình trụ, phát triển rất chắc khỏe, dài 30 - 40cm, đường kính 0,2 - 0,4cm. Mặt ngoài có màu từ trắng ngà đến vàng nhạt, có nhiều nếp nhăn dọc và nhiều đốt, mỗi đốt dài khoảng 1 - 3,5cm, trên các đốt có thể thấy vết tích còn sót lại của lá vẩy và của rễ con.
Dược liệu dai nhưng có thể bẻ gãy ở các đốt, mặt bẻ có sợi. Mặt cắt ngang có hình gần tròn, mặt ngoài lồi lõm không đều, rách nứt ở giữa. Phần tủy có phát quang màu xanh lơ, phần vỏ phát quang màu vàng nhạt dưới ánh sáng đèn tử ngoại 366mn. Dược liệu không mùi, nếm lúc đầu không vị, sau hơi ngọt.
Phân bố, thu hái, chế biến
Cây cỏ tranh là loài có sự phân bố rộng rãi khắp các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới ở châu Á, châu Mỹ, châu Phi, châu Đại Dương và một số khu vực ở Nam Âu. Ở châu Á, cỏ tranh phân bố ở hầu hết các nước ở Nam Á, Trung Á, Đông Nam Á, Đông Dương và các tỉnh miền Nam Trung Quốc, bao gồm cả đảo Hải Nam.
Ở nước ta, cỏ tranh mọc hoang ở khắp nơi từ các đảo đến vùng đồng bằng, trung du và miền núi đến các độ cao hơn 2000m. Cây sống dai, là loại ưa sáng, mọc được trên nhiều loại đất, khả năng chịu hạn cao nhờ có bộ rễ đặc biệt phát triển. Ở thời kỳ tăng trưởng mạnh nhất, tổng khối lượng chất xanh gần tương đương với phần khối lượng dưới mặt đất.
Mùa ra hoa quả của cỏ tranh là quanh năm, nhưng tập trung nhiều nhất vào mùa đông. Mỗi bông chứa nhiều hạt nhẹ và có lông, phát tán khắp nơi nhờ gió. Theo các nhà sinh thái học Việt Nam, các vùng đồi cỏ tranh ở vùng Tây Bắc, Tây Nguyên là hậu quả cực đoan sau quá trình chuyển đổi đất rừng thành đất nông nghiệp. Cỏ tranh là hiểm họa đối với cây trồng và việc cắt và đốt thường xuyên phần trên mặt đất của cây không thể loại trừ được nó. Nhưng cũng rất khó khăn với việc đào bới thu hái những hết phần thân cỏ tranh dưới mặt đất.
Thu hoạch vào mùa thu hoặc mùa xuân. Khi trời khô ráo, đào lấy thân rễ dưới đất, bỏ phần rễ nổi trên mặt đất, rửa sạch, tuốt bỏ sạch bẹ, bỏ hết lông rễ con, đem phơi khô hoặc sấy khô.
Bạch mao căn: Thân rễ dưới mặt đất của cỏ tranh sau khi đào lên, đem rửa sạch, tẩm nước cho hơi mềm rồi cắt thành đoạn phơi khô, sàng bỏ chất vụn.
Mao căn thán: Lấy những đoạn Bạch mao căn cho vào nồi sao lửa mạnh tới khi dược liệu có màu nâu đen nhưng phải tồn tính, phun nước trong, lấy ra phơi khô.
Bộ phận sử dụng
Thân rễ, thường được gọi là Bạch mao căn. Hoa cũng được dùng.
Mô tả Chỉ thực hoạt chất của Thuốc Bài thạch - BVP
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Chỉ thực.
Tên khác: Trấp; Chấp; Kim quất; Khổ chanh; Chỉ thiệt; Phá hông chùy; Chùy hông phích lịch.
Tên khoa học: Fructus aurantii Immaturi. Đây là một loài thực vật họ Cam (Rutaceae).
Đặc điểm tự nhiên
Cây: Cây gỗ cao 4 - 5 m hay hơn, phân nhánh nhiều, cành có gai dài và nhọn. Lá hình trái xoan nhọn, nguyên, hơi dai, bóng, phiến dài 5 - 10 cm, rộng 2,5 - 5 cm, có đốt trên cuống, nở thành một cánh rộng hay hẹp tuỳ thứ. Hoa màu trắng hợp thành xim nhỏ ở nách lá. Quả hình cầu kích thước trung bình có đường kính 6 - 8cm, khi chín màu da cam, mặt ngoài xù xì. Ở var amara Engl hay Cam đắng, cuống lá có cánh rộng, quả màu da cam hay đỏ da cam, có trung tâm rỗng, vỏ dính, nạc chua.
Dược liệu hình bán cầu, một số có hình cầu, đường kính 0,5 - 2,5 cm. Vỏ ngoài màu lục đen hoặc màu lục nâu thẫm với những nếp nhăn và những điểm lỗ hình hạt, có vết cuống quả hoặc vết sẹo của vòi nhụy. Trên mặt cắt, vỏ quả giữa hơi phồng lên, màu trắng vàng hoặc nâu vàng, dày 0,3 - 1,2cm, có 1 - 2 hàng túi tinh dầu ở phần ngoài. Vỏ quả trong và múi quả màu nâu. Chất cứng. Mùi thơm mát, vị đắng, hơi chua.
Phân bố, thu hái, chế biến
Loài này có nguồn gốc từ Ấn Độ, Malaysia, sau đó lan rộng ra các nước Đông Nam Á bao gồm Việt Nam và miền nam Trung Quốc. Ở nước ta, cây Trấp mọc hoang và được trồng tại nhiều tỉnh ở miền Bắc. Cây thường được tìm thấy ở các tỉnh thành như Hà Nam, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Ninh Bình và một số nơi khác.
Dược liệu thu hái trong nước, đôi khi nhập từ Trung Quốc.
Vào tháng 4 - 6 lúc trời khô ráo, thu nhặt các quả non rụng dưới gốc cây thì được Chỉ thực. Dùng quả có đường kính dưới 1cm thì để nguyên, quả có đường kính trên 1cm thì bổ đôi theo chiều ngang, khi dùng rửa sạch đất bụi, ủ mềm, xắt lát hay bào mỏng, sao giòn.
Bộ phận sử dụng
Quả non phơi khô.
Thông tin các hoạt chất còn lại trong Thuốc Bài thạch - BVP đang được ThuocViet cập nhật
Sản phẩm liên quan
Sản phẩm cùng hãng
Bình luận
Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này