Tỏi
Thuốc Colitis Danapha - Danapha
Thuốc Colitis - Danapha
Thuốc Garlic uphace - TW 25
Thuốc Hầu cốt chỉ thống hoàn
Thuốc Dogarlic -S 0 - Domesco
Mô tả chung
Tên tiếng Việt: Tỏi, Đại toán, Hom kía, Co sluốn (Thái), Sluôn (Tày)
Tên khoa học: Allium sativum L.
Họ: Alliaceae (Hành)
Công dụng: Kích thích tiêu hoá, chống viêm, kháng khuẩn, ăn uống không tiêu, xơ vữa động mạch, cao huyết áp, thấp khớp, trĩ nội, trĩ ngoại, đái tháo đường, viêm tá tràng.
Tỏi (cây tỏi) củ được chiết xuất và làm thành dạng viên, bột, và dầu; thành phần hoạt chất chủ yếu là allicin hoặc S-allylcysteine, một sản phẩm phụ axit amin. Tỏi cũng có thể ăn sống hoặc nấu chín. Bởi vì các thành phần hoạt chất dễ bay hơi và bị phá hủy khi nghiền nát, nên lượng hoạt chất trong các dạng tỏi khác nhau rất khác nhau. Các chất bổ sung được chuẩn hóa tốt nhất bởi số lượng hợp chất hoạt tính. Chiết xuất tỏi già (AGE), được làm từ tỏi được ủ ít nhất 20 tháng, có nhiều hợp chất hoạt tính ổn định hơn hầu hết các dạng. Dùng thực phẩm chức năng có tỏi ở dạng này dường như mang lại lợi ích sức khỏe lớn nhất và không có tác dụng bất lợi.
Tương tác thuốc
Về mặt lý thuyết, tỏi chống chỉ định ở những bệnh nhân bị chảy máu tạng hoặc dùng thuốc hạ huyết áp, thuốc chống kết tập tiểu cầu hoặc warfarin. Tỏi có thể giảm mức saquinavir huyết thanh. Tỏi có thể tương tác với các loại thuốc làm giảm lượng đường trong máu, gây ra hạ đường huyết.
Tác dụng phụ
Có thể gây hơi thở và mùi cơ thể và buồn nôn; liều cao có thể gây bỏng trong miệng, thực quản và dạ dày.
Bài thuốc dân gian
- Chữa vết thương phần mềm, bỏng nước: Tỏi, hành, trầu không dùng tươi, mỗi vị 330g, lá ớt tươi 200g, mật lợn 1 lít. Hành, tỏi bỏ vỏ cùng trầu không, lá ớt giã nhỏ, cho vào nửa lít nước nấu kỹ, lọc, cô còn khoảng 300 ml, cho vào 1kg đường, đun thành cao lỏng, cuối cùng cho mật lợn vào canh kỹ, đựng vào lọ kín. Vết thương rửa sạch, bôi cao vào. Ngày rửa và bôi thuốc một lần.
- Chữa dịch tả: Tỏi 100g sắc với 300 ml nước, còn 100 ml, uống trong ngày.
Chữa sốt truyền nhiễm, cảm cúm:
Tỏi giã vắt lấy nước cốt 10 ml uống. Dùng tỏi bọc bông nút mũi để chống lây.
Hoặc mỗi lần dùng 1-2 g tỏi tươi nấu cháo ăn và đắp chăn cho ra mồ hôi.
- Chữa sốt rét: Tỏi 6 – 7 củ, để sống 1 nửa, nướng chín một nửa, ăn hết, nôn hay đại tiện thông thì khỏi.
- Chữa lỵ: Tỏi 10g giã nhỏ, ngâm vào 100 ml nước nguội trong 2 giờ, lọc bỏ bã, lấy nước thụt vào hậu môn, giữ lại khoảng 15 phút. Thụt mỗi ngày một lần. Đồng thời ăn hàng ngày 6g tỏi sống chia làm 3 lần. Điều trị 5 – 7 ngày thì có kết quả.
- Trị giun kim, giun móc: Thường xuyên ăn tỏi sống và dùng nước tỏi 5% thụt vào hậu môn như chữa lỵ
- Chữa đầy bụng, đại tiểu tiện không thông: Tỏi giã, rịt vào rốn (để cách bằng lá lốt hay lá trầu hơ héo), đồng thời lấy tỏi giã giập bọc bông lại, nhét vào hậu môn.
- Chữa bệnh do Trichomonas, âm đạo lở ngứa: Tỏi 120 g giã nhỏ, ngâm trong 2 lít nước, rửa và thụt vào âm đạo
Chữa đơn sưng, mụn lở
Tỏi giã trộn với ít dầu vừng mà bôi
Tỏi, bí đao, giã đắp
- Chữa viêm họng: Lá tỏi, lá mướp, giã vắt lấy nước uống.
- Thuốc cường dương ích thận: Tỏi, hẹ ăn với thịt dê trắng (400g tái). Cứ 3 ngày ăn một lần.
Chữa trúng phong cấm khẩu bại liệt nửa người, trẻ em kinh giản:
Tỏi, nhũ hương, phòng phong, thương truật, xuyên khung, khổ tử, bồ kết (bỏ hạt), các vị bằng nhau và tất cả bằng 50%, thạch xương bồ bằng 50%.
Tán bột viên với hồ, dùng hùng hoàng làm áo, mỗi lần uống 1 viên bằng hạt ngô đồng, trẻ em uống nửa viên, với nước thang riêng tùy theo chứng bệnh.
- Chữa đái rắt, đái buốt: Tỏi 1 củ, dành dành 7 quả. Giã xát đắp vào rốn
- Chữa sai khớp, bong gân: Tỏi 1 củ, vòi voi (lá và hoa) 30g, muối ăn 10g. Tất cả giã nát đắp vào chỗ sưng tấy. Sau đó băng lại.