Nấm linh chi
Thuốc Sâm nhung linh dược
Thuốc Tiêu phong thanh gan tố
Thuốc LINH CHI-OPC - OPC
Mô tả chung
Nấm linh chi tên khoa học là Ganoderma lucidum, là một loại nấm lỗ thuộc chi Ganoderma, họ Nấm lim (Ganodermataceae). Nấm linh chi còn có những tên khác như Tiên thảo, Nấm trường thọ, Vạn niên nhung, thường có ở khu vực châu Á. Theo Đông y nấm linh chi có tác dụng bảo can (bảo vệ gan), giải độc, cường tâm, kiện não (bổ óc), tiêu đờm, lợi niệu, ích vị (bổ dạ dày). Ngoài ra gần đây các nhà khoa học phát hiện nấm linh chi còn có tác dụng phòng và chống ung thư, chống lão hóa làm tăng tuổi thọ.
Thành phần hóa học
Thành phẩn hóa học của Nấm linh chi bao gồm: germani, axit ganoderic, axit ganodermic, axit oleic, ganodosteron, ganoderans, adenosine, beta-D-glucan, (đặc biệt trong nấm linh chi, có hàm lượng germani cao hơn trong nhân sâm đến 5 - 8 lần). Các nhà khoa học tìm thấy trong nấm Linh chi có chứa 21 nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự vận hành và chuyển hóa của cơ thể như: đồng, sắt, kali, magie, natri, calci.
Chỉ định
- Chữa bệnh cao huyết áp
- Trị đau nhức, mệt mỏi, viêm khớp
- Giúp an thần, chống suy nhược thần kinh kéo dài
- Trị các chứng chán ăn, mất ngủ
- Chống béo phì, giúp giảm cân hiệu quả
- Chống ung thư, kháng siêu vi
- Trợ tim, chống xơ vữa thành động mạch
- Tăng cường hoạt động của nang thượng thận
- Điều trị các bệnh liên quan đến dạ dày, tá tràng
- Điều trị bệnh tiểu đường
- Chữa bệnh gan, viêm gan mãn tính, gan nhiễm mỡ, viêm thận, viêm phế quản
- Ngăn chặn quá trình lão hóa, chống oxy hóa tế bào, khử các gốc tự do
- Làm trẻ hóa cơ thể, gia tăng tuổi thọ, chống các bệnh thường gặp ở tuổi già
Tương tác thuốc
Nấm linh chi có thể tương tác với các loại thuốc dành cho người bệnh tiểu đường hoặc cao huyết áp. Vì vậy, để đảm bảo an toàn khi sử dụng, bạn cần tránh một số loại thuốc như:
- Aspirin
- Clopidogrel
- Diclofenac
- Warfarin
- Captopril
- Amlodipin
Chống chỉ định
Những người không nên sử dụng nấm linh chi bao gồm:
- Người bị huyết áp thấp: Sử dụng nấm linh chi có thể gây ra các triệu chứng như hoa mắt, buồn nôn, chóng mặt, ảnh hưởng đến tình trạng hình thành các màng máu và có thể dẫn đến tình trạng chảy máu mất kiểm soát.
- Người vừa mới phẫu thuật hoặc đang chờ phẫu thuật: Không nên sử dụng nấm linh chi vì cơ thể trong giai đoạn này cần sự ổn định để theo dõi các tác dụng phụ của phẫu thuật.
- Người thường xuyên bị chứng hoa mắt, buồn nôn, chóng mặt: Tình trạng bệnh sẽ có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi sử dụng nấm linh chi.
- Ngoài ra, những người dị ứng với các cây thuộc họ nấm cũng cần lưu ý khi sử dụng nấm linh chi.
Tác dụng phụ
Một số báo cáo cũng cho thấy đã có người bị nhiễm độc gan hoặc mắc phải tiêu chảy mãn tính khi sử dụng nấm linh chi dưới dạng bột. Vì vậy, khi sử dụng loại nấm này, bạn cần lưu ý cách dùng và liều lượng.Cách dùng
Dùng linh chi uống thay nước
- Bước 1: Dùng 50g nấm linh chi cho vào ấm nấu cùng với 1 lít nước lọc, để sôi khoảng 2 - 3 phút, sau đó tắt lửa. Ngâm như vậy trong khoảng 5 phút rồi tiếp tục nấu thêm khoảng 30 phút bằng lửa nhỏ. Nấu cho đến khi nước cạn chỉ còn khoảng 0.8 lít thì ta thu được nước đầu tiên.
- Bước 2: Lọc nước và xác nấm linh chi ra để riêng. Dùng kéo cắt nhỏ nấm thành miếng dài khoảng 1cm, dau đó cho lại vào nước và nấu như bước 1, đun lấy nước thứ hai và thứ ba. Cuối cùng thu được hỗn hợp 2.4 lít nước nấm linh chi sau ba lần, cho vào bình và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, sử dụng thay nước.
- Sau khi lấy được nước thứ ba, bã nấm linh chi phơi khô để dùng có thể đem nấu nước tắm, rất tốt cho da và tóc. Nếu không chịu được vị đắng của nấm linh chi, khi nấu nước có thể cho thêm cam thảo, táo tàu sẽ dễ uống hơn.
Uống dạng trà
Nghiền nấm linh chi thành bột, cho vào ấm hãm bằng nước thật sôi trong 5 phút, uống hết cả bã.
Ngâm rượu
Dùng 200g nấm linh chi khô để nguyên tai hoặc thái lát, đem ngâm với 2 lít rượu khoảng 39 độ. Để ngâm trong vòng 30 ngày thì sử dụng được. Nên uống rượu nấm linh chi vào sau bữa ăn tối, mỗi lần uống 1 đến 2 ly nhỏ, không nên uống quá nhiều.