Gừng (Thân rễ)
Rượu thuốc thiên thời
Thuốc Dầu gió gừng Thái dương
Thuốc NDC-Thăng trĩ - Nam Dược
Trà giải cảm - Nam Dược
Thuốc Hoàn bổ trung ích khí
Tìm hiểu chung
Tên gọi, danh pháp
Tên tiếng Việt: Gừng (Thân rễ).
Tên khác: Khương; Sinh khương; Can khương.
Tên khoa học: Zingiber officinale Rose. hay Rhizoma Zingiberis.
Họ: Gừng (Zingiberaceae).
Đặc điểm tự nhiên
Gừng là một loại cây thân thảo nhỏ, sống lâu năm, chiều cao 0,6 – 1 m. Thân rễ nạc, phân nhánh và mọc bò ngang. Lá mọc đối, không cuống, có bẹ, hình mác, dài 15 - 20cm, rộng 2cm, mặt nhẵn, gân giữa màu trắng, có mùi thơm.
Trục hoa xuất phát từ gốc, dài 20cm và rộng 2 – 3cm, lá bắc hình trứng, dài 2,5cm, mép lưng màu vàng, đài hoa dài khoảng 1cm, có 3 răng ngắn, 3 cành hoa dài khoảng 2cm, màu vàng xanh, mép cánh hoa màu tím, nhị cũng tím. Loài của cây gừng trồng ít ra hoa.
Toàn cây, nhất là thân rễ có mùi thơm và vị cay nóng.
Mùa hoa quả: Tháng 5 đến tháng 8.
Phân bố, thu hái, chế biến
Ở nước ta có thể thấy Gừng ở khắp nơi, củ Gừng có thể ăn được và dùng làm thuốc trong nước hoặc xuất khẩu.
Muốn ăn Gừng tươi (Sinh Khương) thì thường đào củ vào mùa hè và mùa thu. Cắt bỏ lá và rễ, rửa sạch. Để giữ gừng tươi lâu, phải cho vào nồi đậy kín bằng đất. Khi sử dụng đào, hãy rửa sạch chúng. Đào lấy thân rễ già trong mùa đông, cắt bỏ lá và rễ, rửa sạch và phơi nắng sẽ thu được Can khương.
Ngoài 2 loại Gừng trên dùng trong đông y, trên thị trường quốc tế người ta còn tiêu thụ 2 loại Gừng gọi là Gừng trắng và Gừng xám. Gừng xám là loại củ còn để nguyên vỏ hay cạo vỏ ở những chỗ phẳng và phơi khô. Gừng trắng là loại Gừng đã được cạo lớp vỏ ngoài có chứa nhựa dầu (oleoresin) rồi mới phơi khô. Thông thường, người ta còn ngâm Gừng già trong nước một ngày, rồi mới lấy ra cạo vỏ. Có khi người ta còn làm trắng bằng calci hypoclorid, hay xông hơi diêm sinh (SO2) hoặc ngâm nước vôi.
Bộ phận sử dụng
Thân rễ thu hái vào mùa đông có thể dùng tươi như thân rễ, phơi hay sấy khô gọi là can khương. Còn dùng tiêu khương (gừng khô thái lát dày, sao hơi vàng, vảy ít nước, đậy kín nắp rồi để nguội); bào khương (gừng khô đã chế biến); thân khương (gừng khô cắt lát dày sao cho cháy đen).
Có thể điều chế nhựa dầu gừng từ bột gừng khô với các dung môi hữu cơ, hiệu suất 4,2 - 6,5% hoặc cất tinh dầu từ gừng với hiệu suất 1 - 2,7%.
Thành phần hoá học
Trong Gừng có từ 2 - 3% tinh dầu. Ngoài ra còn có chất nhựa dầu (5%), tinh bột, chất béo (3,7%) và các chất cay như zingerola, zingeron và shogaola.
Tỷ trọng của tinh dầu Gừng là 0,878 tả truyền, năng suất quay cực là -250 ở -50oC, độ sôi 1,553,000. Trong tinh dầu có β phelandren, α camphen, một cacbua: zingiberene C15H24, một ít citral bocneola và geraniol, một rượu sesquiterpene.
Nhựa gồm hai nhựa acid, một nhựa trung tính.
Zingerola là một chất lỏng sóng sánh, có màu vàng và không mùi, vị rất cay, độ sôi là 235 - 240oC ở 18mm thuỷ ngân. Bản thân chất này khi cùng đun sôi với Ba(OH)2 sẽ bị phân hủy cho các chất aldehyd bay hơi, những chất cay dạng tinh thể gọi là gingerol C11H14O3 và một chất ở thể dầu gọi là shogaola.
Độ sôi của shogaola là 201 - 203 độ C.
Zingeron có tinh thể, vị rất cay, độ sôi 40 - 41 độ C.
Theo cách hiểu hiện nay về cấu tạo hóa học, những chất có n lớn hơn 1 trong các cấu trúc trên đều có vị cay của Gừng. Qua công thức trên, chúng ta hiểu tại sao khi ngâm Gừng trong dung dịch 5 / KOH lâu, gừng sẽ mất hết vị cay.
Liều dùng & cách dùng
Trong dân gian, Gừng là một vị thuốc hỗ trợ tiêu hóa chữa chứng rối loạn tiêu hóa, ăn uống không tiêu, nôn mửa, tiêu chảy, cảm mạo, phong hàn, ra mồ hôi trộm, ho, mất tiếng… Gừng tươi Ssinh khương) được dùng với liều lượng từ 3 - 6g dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc pha hoặc rượu gừng tươi (mỗi ngày 2 - 5ml).
Dùng gừng khô (Can khương) khi bị cảm mà đau bụng, tiêu chảy, mệt mỏi, nôn mửa. Liều lượng cũng như gừng tươi.
Ngoài công dụng chữa bệnh, Gừng còn được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường trong và ngoài nước vì nó là một sản phẩm thực phẩm, một nguyên liệu sản xuất bia (cả Anh và Mỹ đều ưa chuộng loại bia này) và mứt gừng.
Lưu ý
Một số lưu ý khi sử dụng Gừng: Trung y cho rằng nhiệt từ trong ra ngoài người, bụng đau do nhiệt và nôn ra máu thì không dùng được.
Gừng là loài cây gia vị đang phổ biến ở nhiều nơi. Tuy có nguồn gốc từ thiên nhiên nhưng Gừng có chỉ định, chống chỉ định và tác dụng phụ. Quý bạn đọc và người thân không nên tự ý sử dụng hoặc nghe theo bài thuốc kinh nghiệm. Quý bạn đọc hãy đến bác sĩ để hiểu rõ tình trạng cơ thể và tham vấn ý kiến. Hãy chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích. Chúng tôi mong muốn nhận được phản hồi cũng như sự quan tâm của quý bạn đọc ở bài viết khác.
Bài thuốc kinh nghiệm
Trị nhức đầu, lạnh bụng, nôn ói, có đờm
Chích cam thảo 4g, Can khương 10g, nước 300ml sắc còn 100ml, chia nhiều lần uống trong ngày. Thấy đỡ thì uống bớt đi.
Đi tiêu ra nước
Gừng sấy khô nghiền nhỏ, dùng nước cơm chiêu với thuốc, mỗi lần uống 2 - 4g.
Gừng nướng, bóc vỏ, cắt lát nhai với búp chè hay búp ổi.
Đi lỵ ra máu
Can khương thiêu tồn tính ngày uống nhiều lần, mỗi lần 2 – 4g, chiêu bằng cháo hay nước cơm.
Cảm cúm, ho, nhức đầu, thân thể đau mỏi
Giã nhỏ gừng sống. Bó tóc rối, tẩm rượu sôi, đánh khắp người, xoa vào chỗ đau.
Trị nôn mửa
Nhấm gừng sống từng ít một cho đến khi hết nôn.
Trị ho lâu ngày và ợ
Giã gừng tươi lấy nước (1 thìa) trộn với 1 thìa mật ong. Đun nóng rồi uống dần ít một.
Trị sổ mũi
Nước Gừng và bột Bạch chỉ trộn lẫn bôi vào huyệt thái dương.
Trị cảm mạo phong hàn
Tía tô 10g, Bạc hà 10g, Kinh giới 10g, Bạch chỉ 6g, vỏ quýt 6g, Gừng tươi 3 lát, Địa liền 6g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang trong 3 ngày.
Tra cứu dược liệu Gừng: https://tracuuduoclieu.vn/gung.html.