Cát căn


Tìm hiểu chung

Tên gọi, danh pháp

Tên Tiếng Việt: Cát căn.

Tên gọi khác: Củ sắn dây, Bạch cát, Cam cát căn, Phấn cát, Khau cát, Bẳn mắm kéo.

Tên khoa học: Pueraria thomsoni Benth.

Họ: Fabaceae (Đậu).

Đặc điểm tự nhiên

Sắn dây là một loại dây leo, có thể dài tới 10 m, rễ phát triển to lên thành củ, nhiều bột. Thân cây hơi có lông. Lá kép gồm 3 lá chét; lá chét hình trứng, bản thân lá chét lại chia thành 2 - 3 thuỳ rõ rệt, phiến lá chét dài 7 - 15 cm, rộng 5 - 12 cm có lông nằm rạp trên 2 mặt lá, cuống lá chét giữa dài, cuống 2 lá chét hai bên ngắn hơn. Hoa màu xanh, mọc thành chùm ở kẽ lá. Quả dài 9 - 10 cm, rộng 10 mm, màu vàng nhạt, rất nhiều lông.

Phân bố, thu hái, chế biến

Cây mọc hoang ở khắp miền rừng núi nước ta tuy nhiên không thấy khai thác cây mọc hoang. Được trồng tại khắp nơi để lấy củ ăn và chế bột sắn dây làm thuốc.

Từ cuối tháng 10 đến tháng 3 - 4 năm sau, người ta đào lấy rễ rửa sạch đất cát, bóc bỏ lớp vỏ giấy bên ngoài (cho dễ khô), cắt thành từng khúc dài 10 - 15 cm, nếu đường kính quá to thì bổ dọc thành 2 nửa, có khi thái thành từng miếng dày 0,50 - 1 cm, xông diêm sinh, sau đó phơi hoặc sấy khô. Nếu muốn chế bột sắn dây thì giã nhỏ, gạn lấy tinh bột, lọc đi lọc lại nhiều lần, phơi khô.

Bộ phận sử dụng

Dược liệu này là rễ củ (Radix Puerarie) cạo vỏ phơi khô của cây sắn dây.

Thành phần hoá học

Rễ chứa các hợp chất isoflavon (puerarin, daidzein,daidzin), puerosid A, puerosid B, hợp chất glucosid nhóm olean tritrerpen.

Liều dùng & cách dùng

Dùng liều uống 8 - 12 g mỗi ngày, dạng thuốc sắc. Có thể chế bột Sắn dây (tinh bột) pha nước uống.

Lưu ý

Cát căn là loài cây dược liệu phổ biến ở nhiều nơi. Tuy có nguồn gốc từ thiên nhiên nhưng cát căn có chỉ định, chống chỉ định và tác dụng phụ. Quý bạn đọc và người thân không nên tự ý sử dụng hoặc nghe theo bài thuốc kinh nghiệm. Quý bạn đọc hãy đến bác sĩ để hiểu rõ tình trạng cơ thể và tham vấn ý kiến. Hãy chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích. Chúng tôi mong muốn nhận được phản hồi cũng như sự quan tâm của quý bạn đọc ở bài viết khác.

Bài thuốc kinh nghiệm

Chữa cảm mạo

Chuẩn bị: Sài hồ 4 g, Cát căn 8 - 12 g, Khương hoạt, Bạch chỉ, Hoàng cầm, Bạch thược mỗi thứ 4 - 8 g, Cam thảo 2 g, Cát cánh 4 - 8 g, Thạch cao 16 g, Gừng tươi 3 lát, Đại táo 2 quả.

Thực hiện: Sắc nước uống.

Chữa sởi trẻ em lúc mới mọc, mọc không đều

Chuẩn bị: Thăng ma 6 - 10 g, Cát căn 8 - 16 g, Thược dược 8 - 12 g, Chích thảo 2 - 4 g.

Thực hiện: Sắc nước uống ngày 1 thang.

Chữa chứng nhiệt tả (Viêm ruột cấp, lị trực khuẩn)

Chuẩn bị: Cát căn 12 - 20 g, Hoàng cầm 12 g, Hoàng liên 8 g, Cam thảo 4 g.

Thực hiện: Sắc nước uống.

Chữa chứng nhiệt khát lâu ngày ở trẻ nhỏ

Chuẩn bị: 20 g cát căn.

Thực hiện: Sắc lấy nước uống.

Bột rắc những nơi mồ hôi ẩm ướt

Chuẩn bị: Bột sắn dây 5 g, thiên hoa phấn 5 g, hoạt thạch 20 g.

Thực hiện: Trộn đều rắc lên những nơi ẩm ngứa.

1. https://thuocdongduoc.vn/cat-can-Pueraria-montana-var-chinensis

2. https://tracuuduoclieu.vn/san-day.html

3. http://uphcm.edu.vn/caythuoc/index.php?q=node/145

Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ